Thảo luận:Quốc ca Việt Nam

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Văn thư lưu trữ mở Wikisource

Bản quyền?[sửa]

Bài Quốc ca này có bản quyền không vậy? Tranminh360 (thảo luận) 19:24, ngày 16 tháng 6 năm 2010 (UTC)[trả lời]

Chắc bản quyền thuộc về nhà nước CHXHCN Việt Nam :) --minhhuy*= (thảo luận) 00:31, ngày 17 tháng 6 năm 2010 (UTC)[trả lời]
Năm 2010, bà Nghiêm Thúy Băng, vợ góa của nhạc sĩ Văn Cao, đã ngỏ lời được hiến tặng tác phẩm Tiến quân ca cho công chúng, Đảng, Quốc hội và Nhà nước. Không rõ việc này đã được chấp thuận hay chưa, nếu có thì có thể dùng {{PVCC-phát hành}} (tương tự như Quốc ca Hàn Quốc). Tranminh360 (thảo luận) 23:05, ngày 25 tháng 3 năm 2012 (UTC)[trả lời]
Mặc dù Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã xác nhận việc bà Nghiêm Thúy Băng hiến tặng bài Tiến quân ca cho công chúng, Đảng, Quốc hội và Nhà nước Việt Nam, nhưng ông Văn Thao (con trai Văn Cao) lại cho rằng đó chỉ là ý kiến của riêng mẹ ông còn muốn hiến tặng thì phải có sự thống nhất của cả gia đình [1]. Còn ông Phó Đức Phương, giám đốc Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam, đơn vị thu tiền bản quyền bài Tiến quân ca trong 2 chương trình biểu diễn hồi tháng 8-2015, cho rằng bài Tiến quân ca nếu hát trong lễ chào cờ thì không phải trả tiền bản quyền, còn nếu hát trong chương trình nghệ thuật biểu diễn nhằm mục đích thương mại thì phải trả tiền bản quyền như các ca khúc khác [2]. Nói chung là cũng còn tranh cãi. Và nếu theo quan điểm của ông Phó Đức Phương thì bài Tiến quân ca không phù hợp với Wikisource:Quy định về bản quyền vì nếu sử dụng nhằm mục đích thương mại thì phải trả tiền bản quyền. Tranminh360 (thảo luận) 04:24, ngày 2 tháng 6 năm 2016 (UTC)[trả lời]
Gia đình nhạc sĩ Văn Cao đã hiến tặng bài này cho Nhà nước vào ngày 15-7-2016 [3], do đó có thể dùng {{PD-release}}. Tranminh360 (thảo luận) 02:46, ngày 19 tháng 9 năm 2016 (UTC)[trả lời]
@Tranminh360: Hiện tại ở Wikipedia tiếng Anh đang có tranh luận về tính PVCC của bài hát này, xem tại w:en:Talk:Tiến Quân Ca#Lyrics. Tôi cũng không rõ lắm về thủ tục như vậy ở Việt Nam, nếu thật sự chỉ là đơn thuần trao cho Nhà nước thì dường như nó vẫn do Nhà nước giữ bản quyền? Và một bài hát thì rõ ràng không thuộc phạm vi của PVCC-CPVN. --minhhuy (talk) 15:19, ngày 11 tháng 12 năm 2016 (UTC)[trả lời]
Bổ sung: tôi đọc lại thì thấy lời hiến tặng có cụm "hiến tặng công chúng", như vậy dường như nó đã là PVCC rồi. --minhhuy (talk) 15:23, ngày 11 tháng 12 năm 2016 (UTC)[trả lời]

@Minh Huy: Theo Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam sửa đổi, bổ sung 2009, ở khoản 1 Điều 42 quy định:

Nhà nước là chủ sở hữu quyền tác giả đối với các tác phẩm sau đây:

a) Tác phẩm khuyết danh, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 41 của Luật này;
b) Tác phẩm còn trong thời hạn bảo hộ mà chủ sở hữu quyền tác giả chết không có người thừa kế, người thừa kế từ chối nhận di sản hoặc không được quyền hưởng di sản;
c) Tác phẩm được chủ sở hữu quyền tác giả chuyển giao quyền sở hữu cho Nhà nước.

Khoản 1 Điều 43 quy định: Tác phẩm đã kết thúc thời hạn bảo hộ theo quy định tại Điều 27 của Luật này thì thuộc về công chúng. Luật không quy định về việc chủ sở hữu quyền tác giả chuyển giao quyền sở hữu cho công chúng.

Theo Nghị định số 100/2006/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung 2011, ở khoản 1 Điều 29 quy định:

Tổ chức, cá nhân khi sử dụng tác phẩm thuộc sở hữu nhà nước quy định tại điểm a, b khoản 1 Điều 42 của Luật Sở hữu trí tuệ, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 và 3 Điều 28 Nghị định này phải thực hiện các nghĩa vụ sau:

a) Xin phép sử dụng;
b) Thanh toán tiền nhuận bút, thù lao, các quyền lợi vật chất khác;
c) Nộp một bản sao tác phẩm trong thời hạn ba mươi ngày kể từ ngày phổ biến, lưu hành.

Như vậy nếu là tác phẩm khuyết danh, tác phẩm còn trong thời hạn bảo hộ mà chủ sở hữu quyền tác giả chết không có người thừa kế, người thừa kế từ chối nhận di sản hoặc không được quyền hưởng di sản thì khi sử dụng phải xin phép sử dụng và thanh toán tiền nhuận bút, thù lao, các quyền lợi vật chất khác. Còn đối với tác phẩm được chủ sở hữu quyền tác giả chuyển giao quyền sở hữu cho Nhà nước thì không quy định phải xin phép sử dụng và trả tiền nhuận bút, thù lao.

Vậy nên tôi cũng không rõ bài Tiến quân ca có thuộc phạm vi công cộng hay không vì chỉ thấy quy định về việc hiến tặng tác phẩm cho Nhà nước chứ không thấy có quy định về việc hiến tặng tác phẩm cho công chúng (xem thêm Bộ pháp điển về sở hữu trí tuệ của Việt Nam). Tranminh360 (thảo luận) 02:47, ngày 14 tháng 12 năm 2016 (UTC)[trả lời]

Thông thường nếu một cá nhân hay đại diện chính thức của cá nhân đó từ bỏ mọi quyền với tác phẩm thì nó đã được xem là tuyên bố trên thực tế rằng họ đã đưa nội dung đó ra phạm vi công cộng. Khi phản hồi thư cấp phép ở OTRS, hầu như mọi trường hợp đều không cần bằng chứng là một văn bản chính thức hợp pháp (của quốc gia đó), mà phụ thuộc vào lời tuyên bố từ bỏ mọi quyền của tác giả, được lưu trữ làm bằng chứng tại Wikimedia. Nếu tác giả/người đại diện của bài hát này đã chính thức tuyên bố hiến tặng nó cho cộng đồng, sau đó chúng ta chỉ cần căn cứ vào lời tuyên bố này làm cơ sở để sử dụng nó một cách tự do ở đây. --minhhuy (talk) 04:24, ngày 14 tháng 12 năm 2016 (UTC)[trả lời]