— Thì chết cái chị Mạnh-Lệ-quân cũng ..không được nghiêm chính, cho nên ông Hoàng-đế mới vô-lễ được, chứ không thì đời nào! Nàng đáp:
— Tội nghiệp! Nhan sắc là tự trời sinh. Lệ-quân cũng hết sức giữ gìn nhưng chỉ tại ông Hoàng-đế đã đâm mê nên mới thành ra như thế, chứ có chi là tại nàng không nghiêm chính Cái kiếp đàn bà thiệt thòi là thế, mợ chẳng thương thì chớ, còn cười nữa sao...
HỒI THỨ NĂM
Tham tiền công, Quan-đoàn dậy học.
Thương tình bạn, Tâm-vân bầy mưu.
Ú-nùng thấy hai người nói chuyện, mỗi người giữ một ý, liền cũng ngứa mồm nói góp rằng:
— Trời sinh ra con người khuynh quốc khuynh thành như thế, thế mà lúc này trạng-nguyên, lúc khác tể-tướng, tài ấy sắc ấy, ai mà chẳng phải say mê. Nếu không thì ba trăm mỹ-nữ cung-tần, nhà vua có thiếu gì mà phải lăn lóc với Mạnh-Lệ quân. Thế mới biết con gái đã được bên sắc lại được cả bên tài, thì thanh giá lên cao không biết bao nhiêu mà kể. Vừa nói vừa đưa mắt cho Quan-đoàn, hình như tỏ ý cho nàng biết rằng mình coi nàng chẳng kém gì Mạnh-Lệ quân. Nàng có ý ngượng cúi đầu vuốt tà áo. Vừa hay người đầy tớ gái đã mua bánh mua nước đem vào. Ba người cùng ăn uống qua loa, thì tấn thứ hai vừa hết Nàng thấy đêm đã khuya, nhân nói với vợ chồng Úy nùng xin về trước. Úy-nùng mời ở lại xem nốt tấn thứ ba song nàng không chịu ở thì cũng đứng rậy về nhân thể. Về đến nhà, Úy-nùng lại giữ lại ở cùng ăn cơm tối đã rồi hãy lên gác. Nàng từ chối không được, liền cho con hầu là Yến-Vân lên nói với chồng. Khi cùng ngồi vào ăn. Úy-nùng rót một cốc rượu lớn đưa lại mời nàng, rồi lả lơi mà nói:
— Tôi có một câu chuyện muốn thưa, chẳng hay mợ có cho phép không? Nàng mỉm cười mà rằng: