Trang:Bay bong lua lep.pdf/25

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

Nước Việt-Nam
về thời thượng cổ

Quốc hiệu. — Nước Việt-Nam ta về đời Hồng-Bàng (2879-258 trước tây lịch) gọi là nước Văn-Lang, đời Thục-An-Dương-Vương (257-207 trước tây lịch) gọi là Âu-Lạc. Đến khi nhà Tần (246-209 trước lây lịch) lược định phía Nam thì đặt là Tương-quận, sau nhà Hán (202 trước tây lịch. — 220 sau tây lịch) dứt nhà Triệu, chia đất Tượng-quận ra làm ba là: Giao-chỉ, Cửu-chân và Nhật-Nam. Đến cuối đời nhà Đông-Hán vua Hiến-Đế đổi Giao-chỉ làm Giao-châu. Nhà Đường (618-907) lại đặt là An-nam Đô-hộ phủ.

Từ khi nhà Đinh (968 980) dẹp xong cái loạn Thập-nhị sứ quân, lập lên một nước tự-chủ, đổi quốc-hiệu là Đại-Cồ-Việt. Vua Lý-Thánh-Tôn đổi là Đại-Việt, đến đời vua Lý Anh-Tôn, nhà Tống bên Tầu mới công nhận là An-nam-quốc.

Đến đời vua Thế-Tổ bản triều nhà Nguyễn thống nhất được cả Nam. Bắc (1802), lấy lẽ rằng Nam là An-nam, Việt là Việt-thường mới đặt quốc hiệu là Việt-Nam, vua Thánh-Tổ lại đặt là Đại-Nam.

Quốc hiệu nước ta thay đổi đã nhiều lần, mà tuy rằng ngày nay ta vẫn theo thói quen dùng hai chữ An-nam, nhưng vì hai chữ ấy có ngụ cái ý phải thần phục nước Tàu, vậy thì ta nên nhất định lấy tên Việt-Nam mà gọi nước nhà.

Vị-trí và diện-tích. — Nước Nam ở về phía đông-nam châu Á-tế-á, bề ngang hẹp bề dọc dài, hình cong như chữ S. Trên Bắc-kỳ và dưới Nam-kỳ phình rộng ra, khúc giữa Trung-kỳ thì eo hẹp lại.