Bước tới nội dung

Trang:Buc thu ngo cung quan Tong truong thuoc dia.pdf/15

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.
quan tổng trưởng thuộc địa
13
 

hại đến quốc-gia dân tộc mà phương-ngại đến công danh sự-nghiệp của họ đương hợp-tác với Chính-phủ hiện thời. Thế là người chủ động phiến loạn không có nữa, người a-tòng làm loạn không sẵn nữa, các việc biến loạn có thể tức thời cứu cấp được ngay.

Cái phép trị tiêu thì thế, song nếu không nghĩ cái phép trị bản, tìm phương bổ cứu, để trừ tuyệt hẳn cái nguyên nhân ngầm ngấm tự lâu kia, thì cái gốc loạn cũng vẫn không hết được. Cái phép trị bản thì xin Chính-phủ bảo-hộ phải đồng thời chỉnh đốn lại mấy việc trọng yếu nhất như sau này:

1· về việc học xứ này thì xin phải nhận hai cái mục-đích chính đáng đã nói trên kia mà thi hành cho khỏi sai khỏi lạc; một cái mục đích là giáo dục quần chúng cho hết thảy thiếu-niên nam nữ trong xứ đều có đủ trí thức để mà tự trị, nghề nghiệp, để mà tự dưỡng, gây nên cái tư cách làm một người dân chính-chực hiền-lương; bao nhiêu các trường sơ-học tiểu-học hoặc trường nam, hoặc trường nữ, nhất định đều dạy bằng quốc-văn, mà dạy quốc văn không phải dậy một cách cẩu thả sơ lược như ngày nay, phải định hẳn ra qui-thức như những qui-thức dậy trẻ con tây học chữ tây, phải làm ra nhiều sách đủ các lớp các món học bằng quốc văn, cũng như sách chữ tây mà trẻ con tây học ở các trường bên Pháp; phải trước hết mở ra nhiều lớp sư-phạm tốc hành, lựa lấy những người hoặc có Hán học hoặc có Pháp học sẵn rồi, mà đã đúng tuổi từ 25 tuổi trở lên cho đến bốn, năm mươi cũng được, cho vào học một kỳ hạn một năm, chuyên học quốc văn và các đ ều cần về môn sư phạm, hạch tốt nghiệp rồi bổ đi dạy các trường sơ-học tiểu-học hoặc cấp giấy cho được lập trường tư về bậc sơ-học dạy ở các làng các xóm, không phải xin phép xin tắc lôi thôi phiền phức gì; có như thế thì cái học sơ-học tiểu-học bằng quốc-văn mới thực là có thầy dạy, có phép dạy, có sách dạy, có đủ trường dạy cho hết thẩy nhà quê kẻ chợ thiếu-niên nam nữ đều lĩnh thụ được cái học thức thông thường; ngoài các trường công trường tư dạy sơ học tiểu-học cho những trẻ tự mười ba tuổi trở xuống rồi, thì mở ra mỗi tỉnh có một trường học nghệ: nghề ruộng vườn, tàm tang, nghề chăn nuôi, nghề nghề chài lưới, nghề thương mại, các nghề chế tạo, các nghề mỹ-thuật tùy nơi nào tiện học nghề nào thì có trường dạy cho nghề ấy; có như thế thì bọn thiếu-niên nam nữ đến tuổi trưởng-thành mới sẵn có nghề-nghiệp trong tay, tự nhiên chăm chỉ làm lụng, kiếm đủ nuôi mình nuôi nhà, mà không