Trang:Canh hoa diem tuyet.pdf/47

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.
— 43 —

tới. Cửu-Má thấy vậy lấy làm giận lắm, bèn cả tiếng la giầy, nhiều khi mụ nổi tam-bành mụ lên, nói mợ cả nhiều câu rất cay đắng, mợ cả phải bấm bụng chịu, không hề hở răng than vãn với ai.

Tuy vậy, mà cửa hàng Cửu-Má khách Tràng-khanh thường đua nhau lũ lượt ra vào, vì vốn biết nhan sắc mợ, lại thấy người con nhà thi-thơ, văn-chương có, nên bọn họ lấy làm mến lắm, tuy mắt xanh nhiều tay chưa lọt mà những bực hào-phú phong-nhã thường hát có chầu chi tới vài chục là thường, không kể những chầu hát các quan chi tới 4, 5 chục.

Thương ôi mảnh sắt vào lò,
Bấy lâu nay biết giầy vò đến đâu,

Chúc-Lan ơi, mợ cả ơi, thật mợ đã đem cái tài cái sắc làm gương cho khách hồng-quần soi chung, thương thay người bạc-mệnh!

Đoạn thứ ba

I

Thỏ bạc ác tà, cánh chim bằng vùn vụt, ngựa lồng qua cửa sổ, nghĩ cái thời giờ trong thế gian một ngày một nhanh, mặt giời mọc lúc nào, sế chiều lúc nào, đêm lúc nào, là mỗi lúc cái tuổi xuân sanh của con người ta đi một độ vào cái cảnh già-cỗi, hồi tưởng đến lúc này, thời trong dạ lại thê-lương, ngẫm cái quá-khứ thời siết nỗi buồn rầu, tưởng tượng cái tương-lai thời siết bao kinh hoảng..... Non sanh nước biếc, mây đen, mà cái quang cảnh trời thu cũng làm cho ủ rột chúa xuân, cỏ cây rầu rĩ dưới sắc trời thảm-đạm, bạn thiếu niên như chúng ta, ai là người có sẵn lòng ký-ức, nghĩ tới cái quá-khứ mà không bồi hồi lo sợ than vãn cái tương-lai? lòng cảm-hoài, tấm cảm-tình vẫn là mang-nhiên một mối cảm-động như thế, huống-hồ là một người nhi-nữ, có văn-chương, sẵn sầu-cảm, nhiều nỗi ưu-tư như Chúc-Lan (là mợ cả) đây, cái cảnh-ngộ đã