bể, mới người khôn ngoan ». Xem mấy câu nói đó thì thiên-hạ có việc gì khó đâu? Mà có thế thật. Ta có gan xuống vực thì thuồng-luồng phải sợ ta, ta có gan vào rừng thì hùm beo phải kiêng ta; hùm beo với thuồng-luồng chỉ bắt-nạt mấy người nhát gan mà thôi. Bây giờ người ta chưa thấy bóng thuồng-luồng mà đã rởn óc, chưa nghe tiếng hùm beo mà đã rùng mình.
Ôi! nước ta là một nước thỏ hay sao? Rụt-rụt rè-rè, sợ đầu sợ đít, có còn gì là tư-cách con người nữa ru? Bệnh nhút-nhát còn đeo lấy một ngày thì công việc tự-lập, tự-cường không một ngày nào cất nổi, mà muốn chữa chứng bệnh đó, thì phải dùng vị thuốc nầy mới hay là vị thuốc gan quả-quyết.
Xưa nay những người can-đảm cũng phải luyện-tập mới nên, mà khi đầu luyện-tập thời có một tấm gan quả-quyết. Toan vượt núi thì chớ thấy núi mà gớm núi cao, toan qua sông thì chớ thấy sông mà ghê sông rộng, bao nhiêu nguy-hiểm ta kễ cho là sự rất thường, bao nhiêu sự khó-khăn ta kể cho là sự rất dễ, bước con đường muôn dặm phải cậy tấm gan quả-quyết đó làm roi ngựa, máy xe, dầu chông gai mà quản gì, đã có tay chân ta đó, dầu mây mù mà ngại gì, đã có tai mắt ta đó, nhứt chết nhì sống, còn mình thì việc ấy chắt phải xong, có sợ gì mà nhút-nhát. Vậy nên trong bài thuốc tự-lập phải dùng một vị như sau nầy: « gan quả-quyết, » hai là rất lớn.
Chữa chứng bệnh « tham lợi riêng »
Lại có chứng bệnh nữa là chứng bệnh « tham lợi riêng. » Chứng bệnh ấy người các nước tuy có ít nhiều, nhưng người nước ta tất cả 25 triệu người, ai nấy cũng trúng bệnh đó. Tục-ngữ có câu: « Cơm ai đầy nồi nấy », lại có