Bước tới nội dung

Trang:Cao dang quoc dan.pdf/34

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.




duy-tân thơ-xã

dùng sức thấy, có tay chân thì ta dùng sức hoạt động, đua khôn đấu mạnh cùng dân các nước đời nay. 20 mươi triệu con Lạc-cháu-Hồng bổng chốc mà tõ ra giống Thần giống Thánh.

Người nước ta có khó gì tự lập đâu vậy nên trong bài thuốc tự lập lại phãi có một vị nầy: « Trí thức mới » một trăm phân trộn vào hoa tự-do không kỳ nhiều ít.

CHƯƠNG THỨ MƯỜI BA

Chữa chứng bệnh ”không biết đường kinh-tế”

Nếu ai có hỏi rằng: nước vì sao mà mạnh, dân vì sao mà giàu? Thời tôi xin trả lời rằng: « nguồn bể phú cường chỉ cốt ở đường Kinh-tế ».

Người ta nghe hai chữ “kinh-tế” chưa hiểu nghĩa ra làm sao, huống gì làm đường “kinh-tế. Xưa truyện Đại học có câu rằng: « Sinh chi giã chúng, thực chi giã quả, vi chi giã tật, dụng chi giã thú » nghĩa là của sinh nở ra thì nhiều, của ăn tiêu đi thì ít, người làm của thì cần kiếp, người dùng của thì dè dặt. Sách Tây cũng có câu rằng: « Những hạng người sinh ra lợi thì nhiều, những hạng người chia mất lợi thì ít » góp hai câu nói đó thì cách đường “kinh-tế,” dầu đông tây cũng chẳng khác gì, nói tóm lại chĩ có một cách sinh nỡ thời thường vô cùng, mà tiêu hao thời thường mãi hạng, của trời đất sinh ra thời biết đường lợi dụng, của nhân lực làm ra thời biết đường mở mang, có thế mới gọi là “kinh-tế.” Người nước ta thời thế nào? Việc tiêu dùng thì không biết đương hạng chế, cách làm ăn thời không biết đường cải-lương, sự nghiệp dân sinh trong một nước chĩ nhờ cậy về nông, chân lắm tay bùn, kẻ làm khôn hết mực, cày sâu cuốc bẩm, xem làm khéo cùng kỳ. Ngoài mấy đám đồng cạng ruộng sâu, nào khoáng sãn, nào sơn lâm, nào công trình, nào thủy lợi, chẳng biết một tý gì. Người ngoại-quốc lấy máy móc làm chân tay, mà mình





26