Trình-độ dân ta còn thấp, trí-thức dân ta còn non, bảo nhờ cậy việc công, việc thương, sẽ đấu mạnh, đua giàu với các nước, cái hy-vọng đó, ở ngày nay thiệt chưa có được ngay, song le tục-ngữ có câu rằng: « Khéo ăn thời no, khéo co thời ấm. » Đồng-bào ta bây giờ mà muốn cho được đều no, đều ấm thời phải có một cách khéo mà thôi.
Đường sanh-lợi chưa có thể phát-đạt đến 10 phân, thời đường tiêu-xài phải dè-dặt từ một ly, một mãnh, cần thứ nhất là dùng Nội-hóa. Đó thiệt là một vị cứu cấp cho chứng bệnh người ta. Đồ ăn ta, ta ăn, đồ mặc ta, ta mặc, đồ dùng ta, ta dùng, dầu mở máu mủ ta, ta bồi bổ cho ta, bớt một ly của ra, tức một ly của vào, bớt một đồng tiền chết tức là thêm một đồng tiền sống. Nội-hóa tiêu-dùng ngày càng chảy, thời các món công thương nghề nghiệp cũng nhân đó mà cạnh khéo đua khôn; đắp tư-cơ sẻ tạo nên thời, đúc trí-tuệ sẽ gây nên thế, họa may bụng đà khỏi đói, mà óc cũng thêm no, dân-sinh đà khỏi nổi khốn-cùng, thời dân-trí cũng có cơ tấn-bộ. Theo tạo-nhân mà tìm đường kết-quả, cái việc chấn-hưng nội-hóa đó, chẳng phải là cần-cấp lắm sao?
Vậy nên trong bài thuốc tự-lập phải có một vị thuốc như sau nầy: « Nội-hóa » một vạn thức, kiêng ngoại-hóa.
Chữa chứng bệnh
« không biết thương nòi-giống »
Người ta còn có một chứng bệnh rất to, là chứng bệnh không biết thương nòi-giống. Người ta mắc lấy chứng bệnh đó, chẳng những trái hẳn tính loài người, mà so với các giống vật có một điểm trí khôn cũng còn thua kém nữa.
Kể chứng bệnh ác-độc thứ nhất không gì hơn chứng bệnh nầy. Kìa con ong vẩn có nọc, mà ong ở chung một ổ không