Hể phàm một việc chủ-nghĩa vẫn chính đáng, chương-trình vẫn tinh-tường, còn có một việc đáng lo là còn sợ kế-hoạch không được hoàn-thiện.
Vậy nên phân đến kế hoạch. Ông Khổng-Tử có câu nói rằng: « Hiến mưu như hành » nghĩa là làm việc phải có mưu mẹo, phải tính cho đến chốn đến nơi. Sách Bình-thư có câu nói rằng: « Đa toán thắng, thiểu toán bất thắng »; nghĩa là « tính toán được nhiều nước thời ăn hơn, tính toán được ít nước thời phải thua » ví như: hai người vật nhau, một người sức mạnh mà không có mẹo, một người sức yếu mà có nhiều mẹo, thời người yếu chắc ăn hơn. Cái mẹo đó tức là kế-hoạch, mà trong khi tính toán kế-hoạch thời phải đủ ba điều, 1° cân-nhắc về phần trí-khôn, 2° cân-nhắc về phần lực-lượng, 3° cân-nhắc về phần thời-thế. Lựa trong ba điều đó mà tính toan bày đặt cho đủ cả mọi đường, như làm một bài tính, không bỏ sót một con tính nào, đó là kế-hoạch. Việc thiên-hạ dầu nhỏ dầu to, nhưng mổi một việc tất phải có một món kế-hoạch, nếu kế-hoạch được tinh-tường chu-đáo thời có việc gì làm chẳng nên?
Nói tóm lại, làm việc phải có chủ-nghĩa, mà mình đối với chủ nghĩa tất phải hết sức trung-thành, thà là vi chủ-nghĩa mà ghiết mình, chẳng thà vì mình mà ghiết chủ-nghĩa. Như ông Tôn-Văn trót một đời người hết sức trung-thành với “tam-dân chủ-nghĩa”, thật là gương cho ta đó. Còn người như chương-trình tất phải châm chước cho kỷ càng, tổ-chức cho hoàn-thiện, mà lại phải có kế-hoạch cho kỷ càng, thời chương-trình mới thực-hành được; nếu có chủ-nghĩa mà không chương-trình, thời chủ-nghĩa không bao giờ thực-hiện, nếu có chương-trình mà không kế-hoạch, thời chương-trình không bao giờ thành-công. Vậy nên ở trong cách làm việc, phải cần có cả ba đều đó.
Lại còn có một lẽ người ta cần phải biết, biết không thấu thời làm không xong, ông Tôn-Văn có câu nói rằng: