Ông nói thế nào, tôi không hiểu. Mộ-Lạc nói:
— Tôi nói thế cũng không phải là nói xược. Tưởng quân áo-đỏ khi ở Tô-Lỗ không được mãn ý cho lắm, nên ngài không nhận đó thôi. Bấy giờ tôi cũng được xem, trông thấy thua chạy khốn đốn quá. Quân Tô-Lỗ chẳng khác gì con sư-tử, mà quân bên nước Anh thì thật là một đàn bò! Chỗ giặc chẳng bắn lại cứ bắn chỗ không, rõ tội quá!... Nay ngài đến đây hẳn là chán việc quan mà quay làm ruộng, đem lưỡi cầy thay cho lưỡi kiếm đấy chứ gì. Ấy, ý tôi nói là thế, tưởng không phải là vô-lễ với ngài, xin ngài đừng giận. Ước-Hàn nghe nói, chẳng khác gì có ngọn lửa đốt ở trong ngực... Tự nghĩ câu nói ấy vừa mất danh-dự mình, lẽ nào lại im đi được. Khốn nhưng nó nói thế không phải là đặt điều riễu cợt. Quân nước mình cũng có thế thật, còn trách gì ai. Nghĩ thế rồi, thẹn tức vô cùng, song cũng cố nén giận mà đáp:
— Ông Mộ-Lạc! Chuyến đánh ở Tô-Lỗ, tôi không có ở trong quân. Ngay lúc ấy, Phất-Thế đã đến nơi, hai người bèn im không nói nữa. Phất-Thế mời cả hai ông khách cùng vào phòng ăn. Ăn xong, Mộ-Lạc hình như quên cả chuyện mất trâu, cứ tán truyện tràn với Bối-Sắc. Lúc nói dùng tiếng Anh, song lại lẫn cả tiếng Hà-Lan nữa. Tiếng Hà-Lan, Ước-Hàn không hiểu. Nhìn Bối-Sắc thì thấy nàng ra chiều khó chịu, chàng liền nghĩ: Nó nói tiếng Hà-Lan, có lẽ cũng không để ý nói mình. Lại xét nhời nói và trông bộ người, chàng biết rằng hắn không phải là người tử-tế. Ngồi lâu khó chịu lắm, Cơ-Tư bỗng đứng dậy mà bảo chàng rằng:
— Xin mời ngài ra vườn chơi. Lúc đi ra, Cơ-Tư hỏi rằng:
— Tôi xem ngài hình như có ý ghét Mộ-Lạc. Ước-Hàn đáp
— Thưa phải! Thế ý cô thế nào? Cơ-Tư nói:
— Người ta, biết đâu mà lường, hắn quỉ quyệt mà nham hiểm lắm. Nói xong, Cơ-Tư nín lặng. Rồi đó bỏ lảng câu