lương, có thiên-lương thời trên đỉnh đầu thường có khí sáng chiếu thẳng lên, gọi là « thần-quang »; hổ trông thấy, phải lánh ngay. Thiên-lương đã mất thời thần-quang phải tắt, hổ trông thấy không khác gì giống vật, cho nên mới dám bắt mà ăn. Mới rồi, một đứa đàn ông đi qua đấy, đầu trộm đuôi cướp, rất là hung ác; song những đồ trộm cướp được, nó còn có giúp cho một người chị dâu hoá để nuôi đứa cháu bồ-côi. Vì một chút lòng đó, thần-quang còn nhấp-nhánh như viên đạn, cho nên hổ không dám ăn. Một đứa đàn-bà đi sau, đã bỏ chồng đi lấy chồng khác; lại ở nghiệt với con vợ trước của chồng sau; lại lấy tiền-của nhà chồng sau, chuyên về cho con gái chồng trước. Bấy nhiêu điều ăn-ở, làm cho thần-quang đến tắt hết, làm cho hổ trông thấy không phải là người nữa, cho nên bị ăn. Mày nay được gặp ta, cũng là vì ở với mẹ ghẻ có hiếu nghĩa, bớt cơm áo của vợ con để phụng-dưỡng, cho nên ta được theo đạo giời mà giúp cho mày, chớ không phải tại mày quì lạy ta mà ta giúp cho mày được. Mày cố nên chăm lấy những điều ăn ở hay, rồi còn có phúc về sau nữa. »
Nói xong, cho đi. Tiều-phu mới biết là Thần hổ; về nói chuyện cùng nguời làng, làng ấy từ đấy phong-tục rất nhân-hậu.
Thế-gian bàn rằng: — Thế-gian thường hay thờ hổ, nghĩ như vậy thời hổ cũng đáng thờ. Than ôi! Thiên-lương dễ mờ, thần-quang khó sáng, đầu trâu mặt ngựa, dạ cá lòng chim, đạo-đức không cảm-hóa cho nổi, pháp-luật không xét trị cho cùng, thần hổ đến nay có nhẽ cũng không thiêng! Thần hổ nếu có thiêng, thần-quang đã không ám.