Trang:Co xuy nguyen am.pdf/114

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.
— 105 —

Hoán-điệu áp-vần

Trong bài hát có cước-vận, yêu-vận; cước-vận là vần ở dưới chơn hết câu; yêu-vận là vần ở lưng chừng đang dở câu; hoặc đương vần trắc hoán điệu sang vần bằng, hoặc đương vần bằng hoán điệu sang vần trắc. Nay xin lấy chữ (c) thế cho cước-vận; chữ (y) thế cho yêu-vận; vần bằng thì dấu chữ (b); vần trắc thì dấu chữ (t); thí dụ như sau này:

Bài ca nhàn tản

Ba vạn sáu nghìn ngày là mấy? (c-t).
Cảnh phù-du, trông thấy (y-t) cũng buồn cười!
hoán điệu sang (c-b)
Thôi công đâu, rước lấy sự đời, (c-b)
Tiêu khiển mượn một vài (y-b) chuông lếu láo.
(hoán điệu sang c-t)
Đoạn tống nhứt sanh duy hữu tửu,[1] (c-t)
斷 送 一 生 惟 有 酒
Trầm tư bách kế bất như nhàn.[2] (hoán điệu c-b).
沈 思 百 計 不 如 閒
Dưới rèm thưa, thấp thoáng bóng Nam-san (c-b),
Ngảnh mặt lại cửu-toàn (y-b) coi cũng nhỏ.
(hoán điệu c-t)
Giạo trời đất cổ kim, kim cổ, (c-t)
10° Mảnh hình hài, không có, (y-t) có không.
(hoán điệu c-b)
11° Lọ là thiên-tứ, vạn-trung. (c-b)

Bài thí dụ trên này, cả thẩy 11 câu: câu thứ 1 mở đầu 7 chữ; rồi đến câu thứ 2 tám chữ; thứ ba lại bảy chữ, thứ 4 tám chữ; thứ 5, 6 thì dẫn hai câu thơ thất-ngôn gióng nhau; thứ 7, 8 hai câu tám chữ; thứ 9, 10 hai câu bảy chữ; cuối cùng buông thổng một câu sáu chữ; đó là lối đặt câu đại khái như vậy. Còn như áp-vần thì yêu-vận cước-vận, hoặc bằng, hoặc trắc, cũng tùy điệu hoán-vần đặt sao cho êm ái là được, không có câu-nệ như vần thơ lắm.


  1. Đoạn tống một đời người ta chỉ mượn chén rượu
  2. Lặng nghĩ trăm đường không gì bằng cảnh nhàn.