Trang:Co xuy nguyen am.pdf/21

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.
— 18 —

Thơ ngũ-ngôn có hai luật lục ra sau này:

Ngũ ngôn luật bằng

B b, t t v,
T t, t b v.
T t, b b t,
B b, t t v.
B b, b t t,
T t, t b v.
T t, b b t,
B b, t t v.

Ngũ ngôn luật trắc

T t, t b v,
B b t t v.
B b b t t,
T t, t b v.
T t, b b t,
B b, t t v.
B b, b t t,
T t, t b v.

Đây là lối thơ ngũ-ngôn tám câu, luật bằng, luật trắc như vậy; nếu muốn dùng 16 câu, thì nối thêm 8 câu nữa, nhưng cũng theo luật ấy làm thêm ra mà thôi.

Hai câu đầu thơ ngũ-ngôn có khi dùng bằng trắc đối nhau ngay cũng được, thì câu thứ nhứt không phải hạ vần nữa. Nếu làm bốn câu thì chỉ có 2 vần; mà làm tám câu thì chỉ có 4 vần mà thôi.

Cứ theo như lối nhứt bất luận, thì chữ thứ nhứt đầu câu ngũ-ngôn, đáng trắc trắc mà dùng bằng trắc cũng được; chớ như đáng bằng bằng mà dùng trắc bằng, thì là khổ-độc cũng không được.

Còn như từ điệu, thể cách, nên thôi xao. nên kiêng kỵ như thế nào, đại khái cũng giống như lối thất-ngôn đã kể ở trên.

Sau này sẽ biên tập các lối thơ của quan Tam-nguyên Yên-đổ và của các bậc danh-nhơn lưu truyền lại, mà chia rành ra từng mục, để cung chư-vị quân-tử nhàn lãm.