Trang:Cong bao Chinh phu 333 334 nam 2020.pdf/29

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.
31
CÔNG BÁO/Số 333 + 334/Ngày 02-4-2020


động mà Ban trọng tài lao động không được thành lập, Ban trọng tài lao động không ra quyết định giải quyết tranh chấp hoặc một trong các bên không thi hành quyết định của Ban trọng tài lao động thì có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết.

1b.[1] Tranh chấp lao động tập thể về quyền theo quy định của pháp luật về lao động đã qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động mà hòa giải không thành, hết thời hạn hòa giải theo quy định của pháp luật về lao động mà hòa giải viên lao động không tiến hành hòa giải hoặc một trong các bên không thực hiện biên bản hòa giải thành thì có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết.

1c.[2] Tranh chấp lao động tập thể về quyền mà hai bên thỏa thuận lựa chọn Hội đồng trọng tài lao động giải quyết nhưng hết thời hạn theo quy định của pháp luật về lao động mà Ban trọng tài lao động không được thành lập, Ban trọng tài lao động không ra quyết định giải quyết tranh chấp hoặc một trong các bên không thi hành quyết định của Ban trọng tài lao động thì có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết.

2.[3] (được bãi bỏ)

3. Tranh chấp liên quan đến lao động bao gồm:

a) Tranh chấp về học nghề, tập nghề;

b) Tranh chấp về cho thuê lại lao động;

c) Tranh chấp về quyền công đoàn, kinh phí công đoàn;

d) Tranh chấp về an toàn lao động, vệ sinh lao động.

4. Tranh chấp về bồi thường thiệt hại do đình công bất hợp pháp.

5. Các tranh chấp khác về lao động, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức khác theo quy định của pháp luật.

Điều 33. Những yêu cầu về lao động thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án

1. Yêu cầu tuyên bố hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể vô hiệu.

2. Yêu cầu xét tính hợp pháp của cuộc đình công.

3. Yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam hoặc không công nhận

bản án, quyết định lao động của Tòa án nước ngoài hoặc không công nhận bản


  1. Khoản này được bổ sung theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 219 của Bộ luật Lao động số 45/2019/QH14, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2021.
  2. Khoản này được bổ sung theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 219 của Bộ luật Lao động số 45/2019/QH14, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2021.
  3. Khoản này được bãi bỏ theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 219 của Bộ luật Lao động số 45/2019/QH14, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2021.