Trang:DaiVietsukytoanthu1.pdf/39

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.
41
ĐẠI VIỆT SỬ KÝ TOÀN THƯ

Kính xét ngày dài nhất năm và sao Hỏa giữa trời vào chập tối, để chính ngày giữa Hè (Hạ-chí)... » Chữ « Nam-giao », Sái-Trầm đời Tống chua nghĩa là « đất Giao-Chỉ ở phương Nam ». Theo ý kẻ dịch thì nghĩa ấy nhầm: Nam-Giao chỉ có nghĩa là cánh-đồng phía Nam. Đất Giao-chỉ đến đời Tần còn phải sai tướng sang đánh mới chiếm lĩnh nổi. Ở đời Nghiêu, hơn một nghìn năm trước đời Tần, giao-thông chắc còn khó khăn hơn, đâu có lẽ đã phái quan sang ở đó được! Sách Thông chí của Trịnh-Tiều có chép: « Về đời Đạo-Đường, phương Nam có họ Việt-Thường, dùng người thông ngôn hai lần đến chầu dâng rùa thần, chừng nghìn tuổi, vuông hơn ba thước, lưng có chữ theo lối chữ khoa-đẩu (nét chữ như hình nòng-nọc), chép từ khi mở ra Trời, Đất trở về sau. Vua Nghiêu sai sao lấy, gọi là lịch rùa. » Theo vào truyện ấy, sách sử « Cương-Mục Tiền-Biên » của Kim-Lý-Tường lại bịa thêm truyện đó là vào năm Mậu Thân, năm thứ năm đời vua Nghiêu! Sử-thần đời Tự-Đức lại nhặt lại mà chép vào bộ « Khâm-Định Việt-Sử » để làm việc đầu tiên mà nước ta giao-thiệp với Tầu. Kỳ-thực thì ta chỉ nên coi đó là một truyện mà Trịnh-Tiều nặn ra bằng trí tưởng-tượng!

(4) Cả câu này đều không căn-cứ. Bởi một lẽ là đất Giao-chỉ không hề ở trong phạm-vi chín châu của Tầu, Châu Dương hồi vua Đại-Vũ chỉ