Trang:DaiVietsukytoanthu1.pdf/58

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.
60
NGÔ SĨ LIÊN

Việt-Thường, rộng nghìn trượng, xoáy tròn như hinh ốc, cho nên gọi là Loa-thành (thành con Ốc), lại gọi là thành Tư-Long.[1]

Người đời Đường gọi là thành Côn-Lôn, ý nói thành ấy rất là cao.— Thành ấy đắp xong lại lở liền. Nhà-vua lo chuyện ấy, bèn chay-tịnh đề cầu với Trời, Đất và thần-kỳ các núi, sông. Rồi lại hưng công đắp nó.

Bính-Ngọ, năm thứ ba, — năm đầu Đông-Chu-quân (255 trước T. L.)— mùa Xuân, tháng Ba, bỗng có thần-nhân đến cửa thành, chỉ lên thành mà cười rằng: « Xây-đắp bao giờ cho xong! » Nhà-vua mời vào trên điện hỏi ngài. Ngài đáp rằng: « Hay đợi Giang-sứ (sứ-giả của Sông) đến... » Liền từ-giã ra đi. Sớm hôm sau, nhà-vua ra cửa thành, quả-nhiên thấy rùa vàng bơi trên sông, từ phía Đông lại, tự xưng là Giang-sứ. Biết nói tiếng người, nói chuyện những việc chưa tới... Nhà-vua rất mừng, đem mâm vàng đựng nó. Đặt mâm trên điện, hỏi duyên-cớ về việc thành lở. Rùa vàng nói: « Đó là tinh-khí của núi, sông đất này... Con vua trước nương-tựa nó, để báo thù cho nước. Hiện ẩn ở núi Thất-Riệu. Trong núi có con ma! Ấy là kẻ con hát đời trước, chết chôn ở đấy, hóa ra con ma... Bên núi có quán. Ông chủ quán tên là Ngộ-Không, có một con gái cùng một con gà trắng. Ấy là dư-khí của con tinh. Phàm người đi, lại


  1. « Nguyên Loa-Thành... bắt đầu đắp từ An-Dương-Vương, vòng quanh chín lần. Lại gọi là thành Khả-Lũ. Trong thành có cung vua An-Dương, nền cũ hãy còn.... » (An-Nam-Chí của C. H. Trưng)