Trang:DaiVietsukytoanthu2.pdf/142

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.
149
DAI VIET SƯ KY TOAN THƯ

Vương húy là Xương-Văn con thứ Tiền-Ngô-Vương.

Tân Hợi — năm đầu hiệu Quảng thuận đời Chu thái-tổ Quách-Uy (951) — Vương sau khi truất bỏ Tam-Kha liền lên ngôi chúa, xưng là Nam-Tấn Vương. Sai sứ đón anh là Xương-Ngập[1] cùng trông coi việc nước.

Xương-Ngập xưng là Thiên-Sách Vương.

Sử thần Ngô-sĩ-Liên bàn rằng:

Nam-Tấn đón Xương-Ngập về, cùng coi chung chính sự, có thể thể gọi là người biết quý trọng anh, muốn cùng nhau cùng hưởng giầu sang. Nếu Xương-Ngập biết, lấy cớ mình không có công gì, nhường ngôi cho em, chỉ cùng hưởng bổng lộc, thì phần đạo đức há chẳng rực rỡ, to tát sao? Cớ chi lại câu nệ về địa vị anh cả, đã xưng vương coi việc, lại thiện tiện làm oai, làm phúc, đến nỗi Nam-Tấn-vương không được dự gì đến quyền chính rất trái với nghĩa hòa thuận với anh em? Chí thú thật rất là thấp hẹp vậy!

Khi ấy người Hoa-Lư là Đinh-Bộ-Lĩnh[2] cậy núi, khe bền hiểm, không sửa chức phận bề tôi. Hai vương toan cất quân hỏi tội Bộ-Lĩnh sợ, sai con là Liễn vào làm


  1. « Đón Xương Ngập ở Trà hương... » (K. Đ. V.S.)
  2. « Bộ-Lĩnh người ở Hoa-Lư, lúc trẻ đà có chí lớn. Khi ấy trong nước rối loạn cùng với con là Liễn đến nương tựa sứ-quân là Trần-Minh-công, Minh-công thấy người khôi-ngô lạ-lùng, lại có độ-lượng, bèn trao cho binh quyền. Minh-công mất, bèn coi thay đám quân ấy, đem về giữ Hoa-Lư.. — Hoa-Lư về sơn-phận hai xã Uy Viễn, Uy tế tỉnh Ninh-Bình. Nơi ấy bốn mặt đều là Núi đá đứng thẳng như vách. Giữa có một chỗ khá phẳng rộng. Dân bản thổ gọi lâ động Hoa-Lư. Xét sách An-Nam Kỷ yếu có chép: « Động Hoa-Lư ở huyện Lê-Bình (Lê Bình nay là Gia-viễn). Lòng động rộng chừng hai trượng. Có một đường ngòi khuất khúc chẩy quanh đến phía Nam thành ​Hoa-Lư. Thành Hoa-Lư cũng ở huyện Lê-Bình. Họ Đinh chắn núi đắp thành, chu-vi nom trăm trượng nền cũ hãy còn ». Vậy thì động Hoa-Lư là nơi Đinh Tiên Hoàng dấy quân. Còn thành Hoa-Lư ở Trường Yên là nơi ngài đóng đô. Có thuyết nói: « Hai phủ An-Khánh, Thiên Quan (Nho quan) xưa đều gọi là Hoa-Lư ». Còn như cho rầng động Hoa-Lư ở trong núi Trường-Yên thì lầm «. (K.Đ.V.S.)