Trang:DaiVietsukytoanthu2.pdf/143

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.
150
NGO SI LIEN

con tin, để mong khỏi la đánh. Liễn tới, hai vương trách về tội không vào chầu, liền bắt Liễn và cứ đem quân đến đánh. Đánh hơn một tháng không được liền treo Liễn lên ngọn cần, và sai người bảo Bộ-Lĩnh rằng: « Nếu không hàng thì giết Liễn! » Bộ-Lĩnh giận dữ mà rằng: « Kẻ đại-trượng-phu lấy công danh tự thẹn với mình, há bắt chước lối thương con của bọn đàn bà sao? » Liền sai hơn chục tay nỏ nhằm cả sang Liễn mà bắn. Hai vương giật mình mà rằng: « Ta treo con nó, là muốn cho nó đoái hoài tới mà mau ra hàng. Nay nó tàn nhẫn như vậy còn treo làm gì nữa! » Bèn không giết Liễn mà rút quân về.

Khi ắy Thiên sách vương thiện-tiện làm oai, làm phúc, vương không dự gì đến quyền chính nữa. Vì thế hai vương có điều xích mích.

Giáp-Dần, năm thứ tư, — năm đầu hiệu Hiển Đức đời chu Thế Tông Sài-vinh (954) — Thiên-sách vương mất. Vương lại cầm quyền chính, sai sứ xin mạng-lệnh với chúa nước Nam Hán là Lưu Trành. Trành cho Vương làm chức Tĩnh Hải quân Tiết Độ sứ, kiêm chức Đô hộ.[1]

Canh-Thân, năm thứ mười. — năm đầu đời Chu Cung-Đế Tông-Huấn, và năm đầu hiệu


  1. Ngũ-Đại sử chép: « Nguyên trước Ngô-Quyền giữ Giao-châu. Quyền mất, Xương Ngập lên ngôi. Xương-Ngập mất, Xương-Tuấn là em lên kế, sai sứ xin tiết việt, với Lưu Thạnh (chúa Nam Hán). Thạnh sai Cấp-sự-trung là Lý Du đem cờ tinh sang vời. Du đến Bạch-châu Xương Tuấn sai người ngăn Dư rằng: « Giặc biện làm loạn, đường lối không thông... » Dư bèn không sang... » (Theo Ngũ Đại sử thì khi Nam-Tấn vương sang cầu phong là đời Lưu Thạnh chứ không phải đời Lưu-Trành. Trành là con Thạnh, mãi năm thứ 5 hiệu Hiển-Đức (958) mới nối ngôi cha. Lại Xương Văn sử tầu chép là Xương Tuấn. Kó lẽ khi đi cầu phong Nam Tấn Vương, lại đỗi tên chăng?)