Trang:DaiVietsukytoanthu2.pdf/9

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được phê chuẩn.
11
DAI VIET SƯ KY TOAN THƯ

nhà trường, đem lễ nghĩa mà dạy. Từ đó trở xuống, hơn bốn trăm năm, dân chừng như đã có nền-nếp. Nhưng đất rộng, người đông, núi rừng hiểm trở, nên dễ có cơ làm loạn![1] Cứ điều tôi được trông thấy: Hoàng-Cái, quê Nam-Hải, làm Thái-thú Nhật-Nam. Khi xuống xe, vì lễ đón-tiếp không đủ, đánh chết viên Chủ-Bạ. Do thế mà bị dân đánh đuổi! Thái-thú Cửu-Chân là Thiềm-Manh,[2] vì bố vợ là Chu-Kinh đến chơi, cho mời cả các Trưởng-Lại. Khi rượu say, cử nhạc. Công-Tào là Phan-Hâm đứng dậy múa, kéo cả Kinh dậy. Kinh không dậy. Hâm muốn cố ép. Manh giận, giết Hâm.[3] Em Hâm đem quân đánh Manh[4]. Thái-thú Giao-Chỉ trước là Sĩ-Nhiếp phái quân sang đánh không nổi. Rồi đó Thứ-sử là Chu-Phù[5] phần nhiều dùng người làng là bọn Ngu-Bao, Lưu-Ngạn, chia làm các Trưởng-lại, bóc lột trăm họ[6]: một con hoàng-ngư (cá bò?), thu một hộc lúa tám (?). Trăm họ ta-oán làm loạn đánh ra cả các châu quận. Phù chạy vào biển.[7] Bộ-Chất lần lượt đánh giết, mối dường mới được đâu ra đấy. Sau đó Lã-Đại dẹp loạn Sĩ-Huy; đổi đặt các trưởng lại; làm tỏ rõ quyền nhà vua: Muôn dậm đều sợ oai; lớn, nhỏ đều theo phép. Cứ đó mà xem,


  1. K.Đ.V.S. chép thêm: « Vả lại ở ngoài chín châu, việc kén các Trưởng-lại, thường không được kỹ-càng ».
  2. Thiềm-Manh K.Đ.V.S. chép là « Đam-Manh ».
  3. K.Đ.V.S. chép là « đánh đòn Hâm ».
  4. K.Đ.V.S. chép: « ... Em Hâm là Miêu đem quân đánh vào Phủ. Manh đến nỗi chết.
  5. K.Đ.V.S. chép thêm: « quê ở Cối-Kê ».
  6. K.Đ.V.S. chép thêm: « Ép dân đóng nhiều thuế ».
  7. K. Đ. V. S. chép thêm: «... Long đong, cho đến chết! Kế đó được Trương-Tân người ở Nam-Dương oai-vũ không đủ, bị chúng bắt nạt! Rồi đến nỗi bị giết! Sau đến Lưu-Biểu sai Lại-Cung sang. Cung là bậc tiền-bối hiền-lành cẩn-thận. không hiểu việc đời! Lại sai Ngô-Cư làm Thái-thú Thương-Ngô. Cư là kẻ vũ-phu nóng nẩy, không được Cung mến-phục. Hai người thường oán-giận nhau. Cư liền đuổi Cung đi. Khi Bộ-Chất tới nơi, các tướng cũ của Tân là bọn Di-Liêu, Tiền-Bác còn nhiều. Chất lần lượt trừ, trị. Mối-dường tạm định, thì lại triệu về... »