Trang:Dictionarium Anamitico-Latinum.pdf/53

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này cần phải được hiệu đính.
xlv
Ôi.
Câu thứ 1 liên đối. Nữa gối du tiên,
Câu thứ 2 liên đối. Ngàn năm biệt mị.*
Câu thứ 1 liên đối. Tòa khách tinh mây phủ mịt mù,
Câu thứ 2 liên đối. Dinh lữ thứ màn không vắng vẻ.*
Câu thứ 1 cách đối. Ngàn trùng quan tác.
Câu thứ 2 cách đối. Xa xuôi cách dặm cố hương,
Câu thứ 3 cách đối. Ba thước lữ phần,
Câu thứ 4 cách đối. Quạnh qủe gởi miền dị địa.*


Cách phải giữ mà đặt văn vần trắc.

Trong lúc mở thì trước đặt hai tiếng Hỡi ôi, đoạn thì đặt bốn câu cách đối, là câu thứ nhứt cho đối câu thứ ba, như thể câu Xưa có kẻ lui về phật kiểng, thì đôi câu Nay như Thầy thẳng tách thiên đàng ; mà câu thứ hai thì cho đối câu thứ bốn, như thể câu Chiếc dép hãy di tông, thì đối câu Nửa lời khôn phụ nhỉ ; vậy khi đặt bốn câu cách đối trong bài vần trắc thì phải đặt chữ rốt trong câu thứ nhứt cho trắc, như chữ kiểng, chữ rốt trong câu thứ hai cho bình như chữ tông, chữ rốt trong câu thứ ba cho bình như chữ đàng, chữ rốt trong câu thứ bốn cho trắc như chữ nhỉ ; còn các tiếng khác trong bốn câu ấy nếu tiếng thứ nhứt, thứ hai trong câu thứ nhứt đã đặt trắc, thì tiếng thứ nhứt, thứ hai trong câu thứ ba phải đặt bình, bằng hai tiếng ấy trong câu thứ nhứt đã đặt bình, thì đặt hai tiếng ấy trong câu thứ ba cho trắc, mà tiếng thứ ba, thứ bốn, &c. thì cũng giữ như vậy, bằng gặp tiếng nào trái nghĩa trái ý mà giữ chẳng đặng cũng không làm sao. Vậy câu thứ hai và câu thứ bốn phải giữ cách bình trắc cũng như câu thứ nhứt với câu thứ ba, lại khi đặt câu thứ nhứt cho đối câu thứ ba thì chẳng những đối cho xứng tiếng mà thôi, song cũng đối cho xứng ý nữa. Đoạn đến hai câu liên đối thì câu thứ nhứt đặt cho đối với câu thứ hai, chẳng có câu xen vào giữa, như câu Trăm mình ỷ khó chuộc cầu, thì đối câu Muôn kiếp no nao đặng thấy ; trong câu liên đối, nếu chữ thứ nhứt, thứ hai trong câu thứ nhứt đã đặt bình, thì phải đặt chữ thứ nhứt, thứ hai trong câu thứ hai cho trắc, bằng hai chữ ấy trong câu thứ nhứt đã đặt trắc, thì phải đặt hai chữ ấy trong câu thứ hai cho bình, mà các chữ khác trong hai câu nầy cũng giữ như vậy ; ví bằng gặp tiếng nào trái nghĩa trái ý mà giữ chẳng đặng thì không hề gì ; nhưng mà phải giữ cho nhặt chữ rốt trong câu thứ nhứt cho bình, chữ rốt trong câu thứ hai cho trắc, mà chữ rốt trong câu thứ hai nầy chẳng những đặt cho trắc mà thôi song cũng phải đặt cho hạp một vần cùng chữ rốt câu thứ bốn cách đối, như thể nhỉ, thấy ; lúc mở thì thường đặt bấy nhiêu câu mà thôi, song cũng đặng đặt nhiều hơn nữa. Bây giờ qua lúc đức tính thì trước hết đặt rằng : nhớ cha xưa, hay là mẹ, &c. đoạn phải đặt hai câu liên đối như câu Ghẽ tục phong lưu, thì câu Nên trang cơ trí, trong hai câu liên đối nầy cũng phải đối cho xứng nhau, cùng phải giữ cách bình trắc như hai câu liên đối trước, lại chữ rốt trong câu thứ hai nầy cũng phải đặt cho hạp một vần cùng chữ rốt trong câu thứ bốn cách đối trước cùng chữ rốt trong câu thứ hai liên đối trước nữa ; thí dụ, nhỉ, thấy, trí ; ví bằng ai muốn đặt hai câu liên đối khác tiếp theo hai câu liên đối nầy thì cũng đặng ; bằng không thì cũng đặng, đoạn thì đặt bốn câu cách đối như câu thứ nhứt Vui đạo thánh tạm lìa quê quán, thì đối câu thứ ba Sửa tước trời mong hoa sinh dân, mà câu thứ hai Nước lang sa từng áng công danh, thì đối câu thứ bốn Cõi nam việt gá duyên ngư thủy ; trong bốn câu cách đối nầy cũng phải đặt cho đối xứng nhau, cùng giữ cách bình trắc như bốn câu cách đối ; lại chữ rốt trong câu thứ bốn nầy cũng phải đặt cho hạp một vần cùng chữ rốt trong câu thứ hai liên đối trước, thí dụ tí, thủy ; bây giờ từ bốn câu cách đối nầy cho đến cùng lúc Đức tính, thì thừowng đặt bốn câu cách đối luôn, song muốn đặt xen vào hai câu liên đối hay là sáu câu cách đối thì càng hay, mà trong lúc Đức tính chẳng có hạn phải đặt bao nhiêu câu như thể đã nói trước ; bây giờ đặt bốn câu cách đối khách kế theo bốn câu cách đối trước, cũng giữ các đều như vậy, cũng như thể câu thứ nhứt Thức thì thức thế, thì đối câu thứ ba Bất khị bất cầu, mà câu thứ hai Khôn ngoan qúa khỏi đấng phàm gian, thì đối câu thứ bốn Thong dong ở ngoài vòng tục lụy ; chữ lụy nầy thì phải hạp một vần cùng chữ Trí như Thủy trước ; các câu cách đối sau thì cũng giữ như vậy. Khi nào đặt sáu câu cách đối xen vào, thì phải đặt câu thứ nhứt cho đối câu thứ