Trang:Dong Duong xua va nay.pdf/46

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được phê chuẩn.

CHƯƠNG THỨ IV

Các dân-tộc cần phải tiếp cận[1] với những dân-tộc có nghị-lực hơn và tài giỏi hơn để thêm phần phong phú.

Kết quả thứ nhất về cuộc đô-hộ Pháp.

Xem như trên thì chúng ta biết rằng những dân-tộc văn-minh phải dựa lẫn nhau, và phải bỏ đi một phần quyền-lợi mới giữ được quyền độc-lập, nghĩa là phải cư-sử như là một người hội-viên đối với các hội-viên khác trong hội vậy.

Một nước phải yếu-hèn quá là vì nhân-dân mất cả nghị-lực. Việc mất nghị-lực này sinh ra là bởi khí-hậu nặng-nề, bởi cái chính-phủ chuyên-chế, bởi nội-loạn và bởi ở gần với những dân-tộc còn rã-man. Như vậy thì thật là một việc rất lợi cho nước này là dựa vào một dân-tộc cường-thịnh và nhân-từ, và nhờ có sự bảo-hộ và sự che-trở ở ngoài, để làm việc mà loại dần dần tất cả những nguyên-nhân[2] nó làm cho mình hèn-yếu.

Như ngày xưa người Gô-Loa bị người La-Mã đô-hộ là vì trong nước có nội-loạn luôn nên tài-sản nhân-dân khánh-kiệt, lại thường khiếp sợ những sự xâm-chiếm của nước ngoài. Vì cuộc đô-hộ này nên về sau dân-tộc Gô-Loa thành ra một dân-tộc đông đúc hơn, giầu có hơn, và có tiếng tăm hơn dân-tộc La-Mã.

Ngày nay sự dựa vào một quốc-gia ngoại-quốc ở xa và công-minh thì rất tốt cho một quốc-gia đang thành-lập như cõi Đông-dương này. Thật thế, vì cõi Đông-dương có nhiều dân-tộc ở, mà dân-tộc đông-đúc hơn cả thì chỉ ở một phần nho nhỏ trong xứ thôi. Vậy thì có hai việc giải-quyết, một là việc chiến-tranh chinh-phục lâu dài, hai là có một dân-tộc phú-cường hơn cả các dân-tộc này đem sự thái-bình mà chộn lẫn các dân-tộc ấy lại với nhau.

Việc giải-quyết thứ nhất chỉ có dân-tộc nào hay đi chinh-phục, ưa trận mạc, chuộng nghề binh là làm nổi. Cái kết-quả của sự giải-quyết này, trong mấy thế-kỷ về sau, là những xứ mênh-mông dân-cư tán lạc và thành ra những bãi sa-mạc như người ta đã trông thấy ở Phi-ChâuÁ-Châu trung-ương vậy.

  1. Tiếp-cận = gần gụi với nhau.
  2. Nguyên-nhân = căn do, cớ.