DƯỚI HOA
(NGỌC-LÊ HỒN)
I. — CHÔN HOA
Sương sớm chưa tan, vầng đông mới mọc, ánh nắng lồng vào cửa kính, đỏ-hồng như sắc hoa. Ngoài song một gốc hoa lê, trong cảnh trăng tàn gió sớm, thướt tha như một cô tiên áo trắng mới chợt tỉnh giấc vàng, mà dì gió vô tình, không rưng đã sấn vào đòi mạng... Gió đưa hoa rụng tơi bời. Ủ ê mặt ngọc ngắn dài hàng châu. Quanh thềm tuyết trải trắng phau; non Bồng cung Quảng chung mầu điểm trang. Về phía tả, dưới hòn non-bộ, lại có một gốc tân-di, bông hoa mới nở, vừa nhuộm mầu hồng, sương sớm la đà, cành xuân deo nặng; dưới bóng mặt trời mới lên, như trăng một bức bình phong gấm; kẻ nhìn đã đủ mê hồn choáng mắt, mà lá thêu mây dệt, dễ đâu bì được dong quang...
Hai gốc hoa song song cùng đứng, bên như xùi xụt khóc, mà bên như nhởn nhơ cười: mỗi bên như ở một trời đất khác Cùng trong một cảnh mà bên nở, bên tàn, bên tươi, bên héo, gốc hoa lê tiều-tụy kia, chính là cái hình ảnh của các chị em bạc mạnh, so với gốc tân-di đương trà khoe thắm, đua tươi, tô hồng, chuốt lục, lại càng thêm đau cho thân-phận lạc loài. « Mấy lần cửa đóng then cài, đầy thềm hoa rụng biết người ở đâu! » Hồn hoa đã chết rồi, ai là người gọi? ai là người lay? lại ai là người thương tiếc? Một, đôi chiếc oanh vàng ríu rít đầu cành, như còn biết vì hoa mà thăm viếng; ngoài ra thì sân không vắng ngắt, chỉ có làn gió rung cành, làm cho cánh hoa rụng