tơi bời tung trắng mà thôi. Một lát, cánh song sịch mở, một chàng thiếu-niên ngó cổ ra ngoài. Chàng người mảnh rẻ mà mặt buồn rầu, gượng mệt ngậm sầu, hình như kẻ đã lo hộ vì hoa mà xuốt đêm mất ngủ; thẩn thơ đứng tựa song, nhìn đăm đăm vào gốc lê nửa tàn rồi ngậm ngùi mà nói: Sương gió một đêm mà đã tả tơi đến thế! Hoa ơi hoa! phận hoa mỏng mảnh thế ru mà... Chỗ chàng đứng, cách gốc tân-di chẳng bao nhiêu; bóng dương đầm ấm, hoa mỉm miệng cười: thấp thoáng bóng hồng, ánh lại như nhuộm vào mầu áo. Tuy nhiên, chàng hình như không để ý đến. Lạ thay! gốc tân-di mới nở thì chàng ra ý hững hờ, mà gốc hoa-lê đương tàn, thì chàng lại ra tình quyến luyến, đời bỏ ta yêu, đời yêu ta bỏ, tính khí ngược đời như vậy trong tình trường ai bảo chàng không phải là một kẻ oái-ăm[1]. Người ấy là ai? Chính là chàng Mộng-Hà người ở Giang-Tô đó.
Nhà làm thơ có câu nói liều mà cũng có câu tả thực; nói liều như câu: « Đêm xuân ngủ quên sáng, xao xác chim kêu váng »; tả thực như câu: « Thương hoa rậy sớm nhìn hoa, yêu trăng ngồi ngắm trăng tà thâu canh. » Đêm dài man mác, mặc thây hoa ngủ tắt đèn đi; canh vắng âm thầm, đuổi phắt trăng ra gài cửa lại; người mà như thế, thật là phường tục tử vô tình. Còn như khách đa tình thì ai không quyến luyến với trăng với hoa, mà đã quyến luyến thì ai chẳng đem lòng âu yếm. Hoa nở, trăng tròn, một năm nào mấy lúc, kẻ tự phụ là giống đa tình sao nỡ mặc cho hoa nở, trăng lên chỉ biết vùi đầu ngủ kỹ, để bỏ phí cái quang-âm quý báu vô ngần? Mộng-Hà một thân lưu lạc, lần lữa qua thì, nỗi nọ đường kia, sự lòng ai tỏ; trong cảnh thê lương,
- ▲ Người yêu ta bỏ, người bỏ ta yêu, chính là vì cảm tình nó làm mê con người ta, mà cái mê ấy nhất là ở trong tình trường hay có. « Ái-tình mù mắt » (L’Amour est aveugle), nào có lạ gì đâu. Anh em, chị em thanh-niên, cố mà tránh cho khỏi cái mê như Mộng-Hà, kẻo lúc tỉnh ra thì đã ăn năn không kịp.