tả câu chuyện nhơ nhuốc ấy, để mang tội với các anh em, chị em đọc chuyện đây. Đó là bản ý kẻ viết chuyện này người đọc chuyện xin biết cho như thế[1].
Cái cảm tình của chàng đối với nàng là thế, song cái cảm tưởng của chàng đối với bức thư nàng viết thì sao? Xin thưa rằng cũng chẳng khác gì khi nàng bắt được thư chàng, cũng trước thì cầm thư mà nghĩ quanh, kế đến ném thư mà thở dài, sau nữa lại nhìn thư mà sa hai hàng lệ. Chàng biết nàng không phải là kẻ bạc tình; trong dạ trăm oán nghìn hờn, song trong thư lại cố nói ra dọng xem thường xem khinh; lời văn lưu loát, nỗi lòng chua cay, đọc lên chan chứa biết bao là tấm tình quyến luyến; đến nỗi muốn dứt mối tơ mành, chờ duyên kiếp khác; ăn mày cửa thánh, đóng vai học trò; coi ra thì như bạc tình song càng bạc tình mới lại càng chung tình: vì thế mà từ đấy chàng lại càng không quên được nàng, nàng muốn gỡ thoát lưới tình mà chàng thì đã sa vào bể khổ. Tuy nhiên, chàng đã không khỏi khốc hại vì tình thì nàng lại khỏi được sao! Than ôi! Chim kia còn có lứa đôi. Thân này đành chịu lẻ loi một mình. Khuôn thiêng sao khéo bất bình, chỉ đào mà hóa tơ mành như không. Dưới trần ai bạn tình chung, vì ai dễ nín đôi dòng lệ châu???...
Lửng lơ lá thắm, đã báo tin xuân; mờ mịt bụi hồng, khôn nhìn mặt ngọc. Hôm sau Mộng-hà lững thững ở trường về, xa trông sau nhà hình như có bóng người đương tựa cửa thẩn thơ; nước tóc mầu da, thấp thoáng ở trong vùng hoa dậu cỏ tường, coi giống Lê-nương lắm. « Bâng khuâng trời lạnh áo đơn, chiều hôm tựa khóm trúc tàn đợi ai. » Chẳng rõ nàng đứng đấy làm gì, mà lúc chàng về đến trước sân, thì gót ngọc đã dời, bóng hồng đã khuất, chỉ còn có non xa ngậm giận, nước chẩy trôi sầu,
- ▲ Tôi thì tôi không nghĩ thế. Tôi sở dĩ dịch chuyện này là vì tôi cho rằng lấy cái xã hội hắc-ám, cái gia-đình chuyên chế ở các nước Á-Đông, thì có thể đẻ ra được những hạng người đáng tức, đáng giận, đáng thương, đáng xót như Mộng-hà, như Lê-ảnh đó thôi.