vạn trạng, mà chính nàng cũng không tự biết. Chao ôi! Bả tình độc-địa, biết là bao nhiêu[1].
V — TIN XUÂN
Đói lòng gắn bó, trăm nỗi vẩn vơ, Lê-nương từ khi được thư của Mộng-hà, lúc thì mừng, lúc thì tủi, lúc thì tỉnh, lúc thì mê, nghĩ quẩn lo quanh, không còn rõ tại sao mà thế. Chao ôi! Nàng làm chi mà tự khổ thế? Nào phải nàng tự khổ đâu, chính Mộng-hà làm khổ nàng. Mộng-hà làm khổ nàng, mà có phải chàng không tự khổ đâu: ngay từ lúc Bằng-lang cầm thư ra, mắt chàng nhìn theo mà hồn chàng cũng đi theo nốt. Mối nghĩ rối bời, tấc lòng sậm sột, chàng bồn chồn như tên tù đứng hầu án, án chưa tuyên, chưa biết sống chết thế nào; có lúc ngồi lặng trước bàn như bụt mọc, có lúc đứng ngây bên cửa như phỗng sành, lại có lúc đi quanh phòng như chiếc chong-chóng. Lòng chàng để cả ở bức thư Bằng-lang cầm, đinh ninh không biết khi Lê-nương tiếp thư, đọc thư, thì sợ hay ngờ, thì mừng hay giận? Nếu quả giận thì bức thư của ta bây giờ đã đốt ra tro, đã quăng vào sọt Nếu mừng thì nàng đã đương ngẫm lời trong thư, tưởng
- ▲ Sách nho chép rằng: Giống đười-ươi là giống biết nói tiếng người. Muốn bắt nó thì cứ để mấy vò rượu và mấy chục đôi dép cỏ ra bên rừng. Nó trông thấy, tất bảo nhau rằng: Giống người nó muốn bầy trò để bắt chúng mình đây; xong nó liền rủ nhau xuống, mở vò rượu nếm thử, mềm môi uống mãi, say lướt cò bợ, liền xỏ chân vào dép đi khệnh khạng; thế là người ta cứ việc ra mà bắt, vì nó chạy không được nữa. Con người ta trong lúc thanh niên, nếu không có công-phu khắc-kỷ (maîtrise en soi) để đè nén dục tình, thì rượu chè, cờ bạc trai gái, vẫn biết là dở đấy, nhưng cũng « nếm thử »..., khi đã nếm thử rồi thì khó lòng mà gỡ ra được. Cái mê lúc ấy cũng chẳng khác gì cái mê của giống đười-ươi say rượu Lê-nương này cũng thế. Anh em chị em há lại không nên liệu đó mà giữ mình sao!