Bước tới nội dung

Trang:Gai tra thu cha 1.pdf/5

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.
— 3 —

núp phía sau lưng ghế. May sao người đi xuống lầu ấy không thấy. Té ra người đi xuống lầu ấy là Vân-đặt-La.

Ông nầy tuỗi cận sáu mươi mà hình dung khôi-vĩ, đầu bạc hoa râm mà mặt mày còn sáng láng. Khi bước xuống lầu vừa gặp đứa bồi già tên là Thang-Mậu (Thanmow), ở ngoài bước vào, liền kêu mà bảo rằng: « Mi hảy đi mời hết bọn Y-tài-Nhỉ (Ythargny), chiều hôm nay lối ba giờ đúng, phải tề tập cho đủ mặt tại nhà khách phía tây, ta sẽ mở hội thân-tộc (Conseil de famille) đặng nghị quyết một việc rất nên cần-yếu, chớ nên quên sót. » Than-Mậu vâng lời đi rồi, Vân-đặt-La đứng xớ rớ đó một lát rồi bước rảo ra ngoài.

Ông chủ đi rồi, Hắc-y-Đạo[1] ở sau ghế bước ra viếc nối cho rồi cái thơ, phong lại tử tế đem lại đễ trong cái dỉa trên một cái bàn dửa nhà rồi bước vào đứng núp trong tấm màng dựa nơi xó cửa.

Còn Vân-đặt-La bước rảo ra ngoài hàng ba, ngó qua bên xưởng, thấy khói toả mịch mù, tiếng thợ làm công nghe ầm ầm ạt ạt, thấy nay rồi nhớ lại xưa, trong lòng dường như có đều chi cảm động, đứng sững hồi lâu; vừa muốn sắp lưng trở vào, bỗng thấy ái-nử là nàng Bửu-liêng (Miss Bowling) tay ôm một con bò-câu ở ngoài te te rẹt rẹt[2] xâm xúi bước vào, vừa thấy mặt cha thì mừng rở nhảy nhót và cười và nói rằng: « Nầy cha! Con Đặt-mụ ngày rày nó dử quá đi cha à! Ngày chí tối nó cứ theo rình mò chụp bắt ba con bò-câu mà ăn thịt hoài; con bò-câu nầy bị nó rượt nột quá, nên phải chung vào núp trong một khẩu súng đồng kia, nó cũng chung theo mà bắt cho được, nếu con chẳng thấy thì nó đã xé mà ăn tươi nuốt sống rồi còn gì? » (Đặt-mụ là tên con chó của Bữu-Liêng đang nuôi trong nhà.) Vân-đặt-La nghe con nói dứt lời, vùng nhăn mặt mà trách rằng: « Nay con tuỗi đã trộng rồi mà chưa chịu bỏ cái tánh con nít, ngày chí tối chĩ cứ dởn


  1. Hắc-y-Đạo là thằng ăn trộm mặc áo đen, mà nếu nói thằng ăn trộm mặc áo đen thì lòng thòng dài quá; nên kêu Hắc-y-Đạo cho gọn hơn.
  2. Con gái bên Mỷ việc cữ chỉ mau mắn lẹ làng, sánh với việc cữ chỉ hòa huởn ôn tồn của đờn-bà con-gái bên cỏi Á-đông ta, khác nhau xa lắm.