đầu vào. Quái thực, thì ra ở trong đời này những miếng ngọt bùi, không mấy người ưa, mà chua cay mận chát lại nhiều người thích. Đưa cho quả cam chanh vẫn thích hơn đưa cho đĩa chè kho. Ăn cơm ngày nào cũng dùng dấm, ớt, hạt tiêu, muối, bồ tạp, hoa quả; ít người hằng ngày dùng đường với lạc. Thảo nào đời vẫn gọi là khổ-hải.
XIII — Người con gái thế nào là đẹp nhất?
Người con gái đến tuần cập-kê mà gọi là đẹp nhất thì thực khó. Phải đủ trăm đường đẹp, đẹp cả tinh-thần lẫn vật-chất. Đẹp vật-chất thì phải: làn thu thủy, nét xuân sơn, môi son, má phấn, mặt chái-soan, răng cạnh ngọc, mũi thiện tài, tai thị-kính, tóc cánh phượng, gót bồ-câu, lưng chữ cụ, vú chữ tâm, đáy lưng ong, da bánh lọc, cổ cao ba ngấn, tay vuốt bút măng, không gầy không béo, không cao không thấp. Đẹp tinh-thần thì phải có ba đức: công, ngôn, hặnh, cho thực hoàn-toàn, người như thế mới gọi là đẹp được, chữ đẹp đến thế mới hết nghĩa. Thế mà đời nay chỉ thấy nhan-nhản gọi là thế-phiệt, châm-anh, hồng-nhan, khuê-các, công-nương, nữ-sĩ, thuyền-quyên, quần-hồng, nữ quân-tử, sao mà lắm thế, thực ra thì đã có ai là đẹp người, đẹp nết, phần nhiều chỉ đẹp tiếng. Hoặc dả trong phái quần-thoa cũng có người gần được đẹp hoàn-toàn, nhưng thực là hãn-hữu. Còn chỉ là dả danh, có người