Trang:Hoang Le nhat thong chi.pdf/18

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.
— 16 —

tỏ rằng đứa con ấy giống mình, khi nó đầy trăm ngày, Sâm lấy tên mình lúc nhỏ mà đặt cho con là Cán.

Bấy giờ là năm thứ 38 hiệu Cảnh-hưng, vừa gặp có khoa thi hương. Đến kỳ thứ ba, Sâm lấy hai câu: « Sơn xuyên anh dục, hà hải tú chung »[1] để ra đầu đề cho các thí-sinh. Các quan văn võ đưa-đón ý Chúa, nhiều người dùng chữ « tinh huy hải nhuận »[2] làm lời chúc mừng.

Lúc Cán đầy tuổi tôi, cốt-tướng lại càng mập-mạp mạnh-mẽ, khác hẳn người thường. Đến khi biết nói, Cán ứng-đối gẫy-gọn, không kém người lớn. Tuy còn nhỏ tuổi, nhưng vẫn ra vẻ con nhà nòi, mỗi khi các quan văn võ vào thăm, Cán đều tiếp-đãi bằng một dáng bộ nghiêm-chỉnh. Có người đến cách hàng năm mới lại gặp mặt, Cán cũng nhớ họ, nhớ tên, kể lại chuyện cũ vanh-vách. Hồi đó Sâm có sai quan Hàn-lâm làm những bài tụng 16 câu một, để quan A-bảo dạy Cán học miệng.

Bất-kỳ bài nào, Cán chỉ nghe qua một lượt


  1. Khí thiêng-liêng của sông núi tụ lại, sự tốt đẹp của khơi biển đúc nên, ý muốn chỉ về sự giáng-sinh của Trịnh Cán.
  2. Sao sáng, bể nhuận, tức là điềm sinh ra thánh-nhân,