Trang:Kinh Thanh Cuu Uoc Va Tan Uoc 1925.pdf/1300

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.
13 : 7
14 : 19
I CÔ-RINH-TÔ

thật. 7 Tình yêu-thương hay dung-thứ mọi sự, tin mọi sự, trông-cậy mọi sự, nín-chịu mọi sự.

8 Tình yêu-thương chẳng hề hư-mất bao giờ. Các lời tiên-tri sẽ hết, sự ban-cho nói tiếng lạ sẽ thôi, sự thông-biết hầu bị bỏ. 9 Vì chưng chúng ta hiểu-biết chưa trọn-vẹn, nói tiên-tri cũng chưa trọn-vẹn; 10 song lúc sự trọn-lành đã đến, thì sự chưa được trọn-lành sẽ bị bỏ. 11 Khi tôi còn là con trẻ, tôi nói như con trẻ, tư-tưởng như con trẻ, suy-xét như con trẻ; khi tôi đã thành-nhơn, bèn bỏ những đều thuộc về con trẻ. 12 Ngày nay chúng ta xem như trong một cái gương, cách mập-mờ: đến bấy giờ chúng ta sẽ thấy hai mặt đối nhau; ngày nay tôi biết chưa hết: đến bấy giờ tôi sẽ biết như Chúa đã biết tôi vậy.

13 Nên bây giờ còn có ba đều nầy: đức-tin, sự trông-cậy, tình yêu-thương; nhưng đều trọng hơn trong ba đều đó là tình yêu-thương.

Về sự ban-cho nói tiếng lạ và nói tiên-tri

141 Hãy nôn-nả tìm-kiếm tình yêu-thương. Cũng hãy ước-ao các sự ban-cho thiêng-liêng, nhứt là sự ban-cho nói tiên-tri. 2 Vì người nào nói tiếng lạ, thì không phải nói với người ta, bèn là với Đức Chúa Trời, bởi chẳng có ai hiểu (ấy là trong tâm-thần mà người kia nói lời mầu-nhiệm); 3 còn như kẻ nói tiên-tri, thì nói với người ta để gây-dựng, khuyên-bảo và yên-ủi. 4 Kẻ nói tiếng lạ, tự gây-dựng lấy mình; song kẻ nói tiên-tri, gây-dựng cho Hội-thánh. 5 Tôi ước-ao anh em đều nói tiếng lạ cả, song tôi còn ước-ao hơn nữa là anh em nói tiên-tri. Người nói tiên-tri là trọng hơn kẻ nói tiếng lạ mà không giải nghĩa để cho Hội-thánh được gây-dựng.

6 Hỡi anh em, ví bằng tôi đến cùng anh em, nói các thứ tiếng lạ, mà lời nói tôi chẳng to sự kín-nhiệm, chẳng có sự thông-biết, chẳng có lời tiên-tri, chẳng có sự khuyên-dạy, thì ích gì đến anh em? 7 Vậy, dẫu vật không linh-tánh phát ra tiếng, như ống tiêu, đờn cầm: nếu không có âm-điệu phân-biệt nhau, thể nào nhận biết được ống tiêu hay là đờn cầm thổi và khảy cái chi? 8 Lại nếu kèn trổi tiếng lộn-xộn, thì ai sửa-soạn mà ra trận? 9 Anh em cũng vậy, nếu dùng lưỡi nói chẳng rõ-ràng cho người ta nghe, thì làm sao họ được biết đều anh em nói? Vì anh em nói bông-lông. 10 Trong thế-gian nầy có lắm thứ tiếng, mỗi thứ đều có nghĩa. 11 Vậy nếu tôi chẳng biết nghĩa của tiếng nói đó, thì người nói tiếng đó sẽ coi tôi là mọi, và tôi cũng coi họ là mọi nữa. 12 Ấy vậy, vì anh em nôn-nả ước-ao các sự ban-cho thiêng-liêng, hãy tìm cho được dư-dật đặng gây-dựng Hội-thánh.

13 Bởi đó, kẻ nói tiếng lạ, hãy cầu-nguyện để được thông-giải tiếng ấy. 14 Vì nếu tôi cầu-nguyện bằng tiếng lạ, thì tâm-thần tôi cầu-nguyện, nhưng trí-khôn tôi lơ-lửng. 15 Vậy thì tôi sẽ làm thế nào? Tôi sẽ cầu-nguyện theo tâm-thần, nhưng cũng cầu-nguyện bằng trí-khôn. Tôi sẽ hát theo tâm-thần, nhưng cũng hát bằng trí-khôn. 16 Bằng không, nếu ngươi chỉ lấy tâm-thần mà chúc-tạ, thì người tầm-thường ngồi nghe, chẳng hiểu ngươi nói gì, thể nào họ theo lời chúc-tạ mình mà đáp lại rằng « A-men » được? 17 Thật vậy, lời chúc-tạ của ngươi vẫn tốt-lành; song kẻ khác chẳng nhờ đó mà được gây-dựng. 18 Tôi tạ ơn Đức Chúa Trời, vì đã được ơn nói tiếng lạ nhiều hơn hết thảy anh em; 19 nhưng thà tôi lấy năm lời bằng trí-khôn mình mà rao-giảng trong Hội-thánh, để được dạy-bảo kẻ khác, hơn là lấy một vạn lời bằng tiếng lạ.

— 212 —