Trang:Lam di 1939.pdf/12

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

Một thiên tiểu-thuyết phụng-sự cái dâm?

Xin các nhà đạo-đức hãy khoan buộc tội! Cái dâm tự nó không những nó không xấu, mà nó còn là cái điều cao thượng, đẹp đẽ và linh thiêng vô cùng, vì nhờ nó mà loài người không tiêu diệt, nhờ nó mà có chúng ta đây. Tác giả xin đề Freud, Goethe, Schiller, Yên-đổ, Nguyễn-công-Trứ, cắt nghĩa cho các ngài nghe rằng sự dâm có là điều bẩn thỉu không đáng nói đến chăng, tưởng cũng đã đủ. Vậy thì, thưa các ngài - ôi! hỡi người đọc ta, phường đạo đức giả mà giống hệt ta, như anh em ta! - tại làm sao cái điều ấy, cái điều mà người tự cho mình là đứng đắn, đạo đức không dám nói ra miệng bao giờ, thì lại chính là cái điều mà bất cứ lúc nào người ấy cũng có thể phải nghĩ thầm trong bụng?

Cái dâm thuộc về quyền sinh lý học, chứ luân-lý không kiềm chế nổi nó.

Tình dục đã cần cho xác thịt cũng như sự ăn uống thì ái tình cao thượng chỉ là một thứ ái-tình mà trong đó sự ham muốn của xác thịt không được thoả mãn nghĩa là nói tóm lại, thì đó chỉ là thứ ái tình thất vọng mà thôi! Nó bị thất vọng thì người ta gọi nó là ái tình cao thượng, ái tình trong sạch, yêu trong lý tưởng, yêu bằng tinh thần!

Ở các nước văn minh, người ta không kiêng nói đến cái dâm. Trái lại, người ta còn đem cái dâm ra mà nghiên cứu, phân tích, để dạy cho nhau nên dâm như thế nào... Bao nhiêu công nghiên cứu, kinh-nghiệm, học hành của những nhà bác học đã bạc đầu chung quanh một vấn đề dâm để cho xã hội biết nâng nó lên một trình độ tận thiện, tận mỹ! Những sách, vở, những cuộc đăng đàn diễn thuyết đã cứu vớt khỏi vòng truỵ lạc biết bao nhiêu nam-nữ thiếu-niên... Vậy mà vấn đề giáo-dục cái dâm quan trọng đến nỗi bao nhiêu giấy mực rồi cũng chưa là đủ. Một giáo-sư trường Đại-Học ở Berlin ông W. Liepmann đã phải nói: