Người sau qua xã Trung-trấn có thơ khen rằng:
Con hiếu xưa mấy kể.
Vĩnh-an có một người.
Liều thân đi chuộc cốt,
Rỏ máu khóc kêu trời.
Thịt nát đau đành chịu,
Nhà tan giận chửa nguôi.
Đến nay qua đất cũ,
Người khuất vẫn thơm rơi.
Cha con Hoàng Nhượng từ khi trở về nhà, căm giận quân Lam-tặc làm nhục đến tiền-nhân, hằng ngày mưu toan kế báo-thù, khi nghe tin Súc Nục đem quân lại đánh, bèn tán gia-tài, mộ tử-sĩ, kết làm toán quân hương-dũng chỉ đợi đại-quân kéo đến, để chực ở trong làm nội-ứng. Không ngờ Súc Nục mới đánh hai trận đã phải quân giặc đánh cho đại-bại mà chạy. Hoàng Nhượng từ đó thất-vọng, chỉ phục ở trước phần mộ cha mẹ, khóc lóc thê-thảm. Sau nghe thấy quan Ngô Đốc-phủ lại phụng-chỉ ra đáo-nhiệm, cả mừng. Nhượng bèn bái biệt trước mộ cha mẹ, đi đến yết quân-môn để hiến-sách mà rằng:
— Quân giặc ở Vĩnh-an này tội-ác đầy trời, phải kíp nên tiễu-diệt để vị dân trừ hại, cái đó thì không phải nói. Song có một điều khó tiễu-diệt được là vì quan với lính đến quá nửa phần là đảng giặc cả, đại-nhân phải nên xét điều đó mới được. Nguyên là những quân giặc đồn to đám nhỏ, đều có những đứa đại-gian-hoạt chủ-trương, nó nhờ về quân gian-hoạt, quân gian-hoạt lại nhờ về bọn tham-quan làm áo-viện; nên tai mắt nó rộng, nanh vuốt nó nhiều, trên từ quan Phiên Niết, dưới đến quan-huyện-lệnh, dưới nữa đến chức Tuần-kiểm, hết thẩy đều ăn hối-lộ của giặc, để trong ngoài thông-gian với nhau. Nếu có đem quan-binh đi chinh-tiễu, nhưng quan-binh hoặc cũng là đảng nó; muốn mộ quân-lính đi đánh nhưng quân-lính cũng hoặc là người nó cả. Tựu-trung cũng có một vài quan-binh phụng-công thủ-pháp không ăn hối-lộ, song lại đều là người khiếp-nọa sợ-dát, vừa ra đánh nhau với giặc đã theo ngọn gió mà tan chạy ngay. Tuy rằng cũng có các quan tướng-súy trung-thành nhiệm-sự, song không mộ được những quân lính đắc lực