33. — Tính trễ-nải.
Tính[1] trễ-nải là tính gặp sao hay vậy, không chú ý quan tâm đến việc mình làm. Người có tính ấy làm việc gì cũng hay hư-hỏng.
Tiểu dẫn. — Thằng bé[2] trễ-nải.
Thằng Nhân là một đứa bé có tính[1] trễ-nải.
Một hôm cha mẹ bảo nó đi chăn trâu, đã dặn buộc trâu, giữ-gìn
Nhân bỏ trâu đi xem thổi chim.
cho cẩn-thận, chớ có thả trâu
đi ăn rong[3]. Lúc nó đang chăn
trâu, có thẳng Lộc đem cái ống xì-đồng[4] đi qua, gọi nó bảo rằng:
« Mày đi ra chỗ cây gạo ở ngã ba với tao đi. Xem tao thổi chim có giỏi không ».
Nhân thích quá, bỏ trâu, chạy theo Lộc, dón-dén đến chỗ cây gạo. Lộc giơ ống xì-đồng thổi, trúng một con chim, lăn xuống đất. Nhân vỗ tay khen: « Bắn giỏi lắm! » Chim thấy động, bay mất cả. Khi Nhân trở về chỗ chăn trâu, thì không thấy trâu đâu nữa. Trông đàng xa, thấy mấy người đang đuổi con trâu chạy lồng qua ruộng, mãi mới bắt được. Cha mẹ Nhân phải đền tiền cho những nhà có ruộng bị trâu giẫm nát và đánh mắng thằng Nhân về tội trễ-nải ấy.
Giải nghĩa. — Quan tâm = để bụng vào việc làm.
Câu hỏi. — Thằng Nhân có tính xấu gì? — Một hôm nó chăn trâu, vì trễ-nải mà bị làm sao? — Nếu Nhân không chịu sửa nết đi thì sau hại thế nào?
Cách-ngôn. — Người trễ-nải không làm nên việc gì.