Toát yếu. — Nước Nam ta, làng nào cũng có thờ Thành-hoàng,
Đình thờ Thành-hoàng.
cũng có làng thờ thần núi, thần sông, những vị có sự-tích
linh-dị, hay những bậc có công với nước, có ơn với dân, gây
dựng nên nghề nghiệp gì.
Người ta thờ các vị thần ấy tại miếu, tại nghè hay tại đình. Đình, miếu nào đại-để cũng có nội-điện, nhà đại-bai chia làm trung-đình (chánh-gian), tả-gian, hữu-gian, nơi giải-tọa.
Đình, miếu có người thủ-từ đèn hương quét-tước, có tự-điền, tự-trạch, hoặc tiền đóng, gạo góp để cúng-cấp, tế-tự.
Giải nghĩa. — Thổ-công = thần đất. — Hà-bá = thần sông. — Ủng hộ = giữ gìn, che chở. — Nơi giải-tọa = chỗ quan viên trong làng ngồi. — Công-nhu = dùng về các việc công.
Câu hỏi. — Thành-hoàng là gì? — Người ta thờ thành-hoàng ở đâu? — Đình hay miếu thường làm thế nào? — Người thủ-từ làm gì? — Tự-trạch, tự-điền là gì?
2. — Tế-lễ.
Ở các đình, các miếu, những ngày tuần-tiết đều có lễ cả. Đồ lễ hoặc trầu, rượu, hoặc xôi, chuối, gà hay bò, lợn[1], là tùy nơi, tùy tục.
Nhưng trong một năm, trọng nhất là những ngày thần-húy, thần-đản, và hai kỳ về mùa xuân, mùa thu, dân làng thường đặt- ▲ heo