Bước tới nội dung

Trang:Luan ly giao khoa thu - So dang.pdf/16

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.
— 14 —

rằng: « Em tôi là Lễ không có ăn đã lâu, gầy gò lắm, không béo đẩy như tôi; xin bắt tôi ăn thịt và tha cho em tôi. »

Quân giặc nghe nói, lấy làm cảm-động, đều tha cả cho hai anh em mà bảo rằng: « Phải về đem gạo thóc đến đây. » Hiếu về, nhưng không tìm được gạo thóc, lại trở lại nói với giặc rằng: « Tôi không kiếm được gạo thóc, xin đến để các ông ăn thịt ».

Quân giặc lấy làm lạ, tha cho về, không giết.

Hiếu đến xin thay chết cho em, không phải là mong được tha. Nhưng chỉ vì có nghĩa với em mà làm cho quân giặc đói cũng phải động lòng thương.

Giải nghĩa.Hòa-mục = thuận hòa mà trên kính dưới nhường.

Câu hỏi. — Anh em chị em ở với nhau phải thế nào? — Lễ bị giặc bắt thế nào? — Hiếu làm gì để cứu em? — Quân giặc nói làm sao? — Sau Hiếu nói với giặc thế nào? — Tại sao mà giặc tha Hiếu?

Cách-ngôn.Huynh tắc hữu, đệ tắc cung.



10. — Quyền anh trưởng.

Trong nhà, dưới cha mẹ, thì có anh trưởng, là người trọng hơn cả. Anh có quyền dạy bảo các em. Anh là người giữ hương-hỏa thờ phụng tổ-tiên, giữ nền-nếp của ông cha để lại. Các em biết trọng anh, tức là trọng ông cha vậy.

Tiểu dẫn.Phải biết trọng anh.

Ở làng Yên-lão, có nhà họ Phạm, cha mẹ mất sớm, anh trưởng tên là Tuân, trông nom[1] dạy bảo lũ em dại. Trong mấy đứa em có tên Minh tính hay chơi-bời, không chịu học tập, chỉ bè bạn với những đồ vô loại. Thường anh bắt về đánh mắng luôn, nó lấy làm oán-hận.


  1. coi-sóc