Tiểu dẫn. — Chuyện ông Đào-Duy-Từ.
Xưa ông Đào-Duy-Từ thuở còn nhỏ đi học, gặp ông thầy
tính nghiêm khắc hay quở phạt, học-trò ai cũng sợ-hãi lắm. Ông
chăm-chỉ học-hành, hết lòng giữ lễ-phép. Một hôm ông phải quở
trách dữ-dội (hung dữ) mà nét mặt không hờn giận. Đến khi tan
Đào-Duy-Từ thuở nhỏ.
buổi học, có người anh em bạn hỏi ông rằng: « Hôm nay anh
phải phạt mà anh không có ý buồn giận là tại làm sao? — Ông
nói: Phận sự chúng ta đi học là phải chăm-chỉ để thầy được
vui lòng, mà ta đã làm cho thầy phải tức giận là cái lỗi của ta.
Thầy mắng phạt ta là muốn cho ta hay, vậy lẽ nào ta lại oán giận
thầy ».
Lúc còn nhỏ, ông nết-na như thế, cho nên về sau ông thành một người tài giỏi trong nước, ai cũng kính phục.
Câu hỏi. — Ta phải trọng thầy như thế nào? — Tính ông thầy dạy ông Đào-Duy-Từ thế nào? — Một hôm ông Đào-Duy-Từ phải quở phạt thế nào? — Có người bạn hỏi, ông trả lời làm sao? — Sau ông làm nên gì?
Cách-ngôn. — Nhất tự vi sư, bán tự vi sư.