Bấy giờ tiếng Thị-Điểm lừng lẫy chốn kinh-thành. Các học-trò hay chữ ai cũng muốn trêu ghẹo. Mội hôm, có Nguyễn-huy-Kỳ ở Thụy-nguyên, Trần-danh-Tân ở Cổ-am, Nguyễn-bá-Cư ở Cổ-đô, Võ-Toại ở Thiên-lộc, bốn người ấy có tiếng hay chữ, người ta thường gọi là « Tràng-an tứ-hổ » (nghĩa là bốn con hổ ở chỗ Tràng an). Bốn người đến chơi tận nhà Thị-Điểm, muốn thử làm thơ với nhau.
Thị-Điểm ra câu đối rằng:
« Đình-tiền thiếu-nữ khuyến tân-lang. »[1]
Bốn người không đối được, phải xấu hổ trở về.
Lại một khi Thị-Điểm đi thủng thẳng một mình, gặp quan Thượng-thư là Nguyễn-công-Hãng ở ngoài đường. Công-Hãng bắt Thị-Điểm vừa đi vừa ngâm một bài thơ. « Đi một mình. »
Thị-Điểm ngâm ngay rằng:
« Đàm đạo cổ kim tâm phúc hữu. »[2]
« Chu toàn tả hữu cổ quăng thần. »[3]
Công-Hãng khen hay hay, thưởng cho 10 quan tiền.
Trong thời Long-đức (đời vua Thần-tôn nhà Lê) có sứ Tầu sang phong vương. Hoàng-thượng sai Thị-Điểm đứng chực ở ngoài cửa Đoan-môn. Thị-Điểm có ý muốn trêu ghẹo sứ-giả. Sứ-giả nói đùa một câu rằng:
« An-nam nhất thốn thổ; bất tri kỉ nhân canh? »
Thị-Điểm đối rằng:
« Bắc-quốc đại trượng-phu; giai do thử đồ xuất! »
Sứ-giả thẹn đỏ mặt rồi đi.
Thị-Điểm kén chồng kĩ lắm, không ai lấy được. Ngoài 20 tuổi, mới lấy lẽ quan Thượng-thư ở huyện Từ-liêm là Nguyễn-Kiều. Hai vợ chồng quí trọng nhau như vàng.
Thị-Điểm có làm ra bộ sách « Tục-truyền kỳ » lưu truyền ở đời.
- ▲ Thiếu-nữ môt nghĩa là gió, một nghĩa là con gái nhỏ.
Tân-lang một nghĩa là cau, một nghĩa là rể mới. Câu này nghĩa là: Trước sân gió động cây cau và có thêm ý con gái nhỏ mời rể mới ăn giầu, cho nên khó đối. - ▲ Bàn bạc truyện xưa nay, có người lòng ruột.
- ▲ Chung quanh bên tả hữu, có bày tôi chân tay.
Hai câu chững chạc, mà rõ là tình cảnh đi một mình.
Chung