Trang:Nam Hai di nhan liet truyen.pdf/91

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.
— 91 —

tổ ở dưới hành-tại[1]. Đức Thế-tổ cả mừng, cho Tính làm Tiên-phong doanh khâm-sai Tổng-nhung chưởng-cơ; rồi lại gả em là Trưởng công-chúa Ngọc-Du (con gái đức Hưng-tổ, em đức Thế-tổ) cho.

Khi ấy tướng Tây-sơn là Thái-bảo Phạm-văn-Tham giữ thành Sài-gòn, Tính đem quân vây đánh. Tham cùng quẫn xin hàng, dẹp yên được vùng Gia-định.

Năm Quí-sửu, Tính được thăng làm Khâm-sai chưởng Hậu-quân doanh Bình-sơn tham-thặng tướng-quân, theo đức Thế-tổ ra đánh thu phục được Phú-an.

Năm Giáp-dần, Tính phụng mệnh trấn thủ thành Diên-khánh (bây giờ là Khánh-hòa). Trần-quang-Diệu (tướng Tây-sơn) đem hết cả quân vào vây. Tính kiên thành cố thủ, khi ấy trong thành thiếu lương, quân-sĩ rất kham-khổ, Tính lấy lời trung nghĩa khích-khuyến, tướng sĩ đều cố sức đánh, giặc không thể nào phá được. Mùa hạ, năm Ất-mão, đức Thế-tổ đại cử quân-thủy, bộ ra cứu viện. Tính nghe tin có viện-binh đến, bèn thân đốc tướng-sĩ đương đêm mở cửa thành ra đánh, quân giặc tan chạy. Đức Thế-tổ úy lạo khen Tính rằng: « Tên Diệu là kềnh-địch, mà ngươi hay giữ vững được thành này, có gặp gió to mới biết được cỏ cứng thật! » Bèn phong cho Tính tước Quận-công.

Tính tuổi trẻ, mà lại là bậc thân-quí, lập được nhiều công chiến-trận, vậy nên có ý kiêu căng. Tiền-quân tôn-thất Hội thường chê Tính là người thiển-hiệp, và bảo rằng: « Cậy mình quí mà không xét đến kẻ sĩ, là lỗi quan Phiêu-Kỵ họ Hoắc[2], nay ngươi có bớt kiêu đi, thì mới giữ trọn được tiếng hay. » Tính nghe lời cảm tạ, từ đấy nén bớt kiêu-khí, đều được lòng tướng-sĩ.

Năm Kỷ-mùi, Tính hộ giá đức Thế-tổ ra thân chinh, hạ được thành Qui-nhân. Đức Thế-tổ vào thành úy lạo, đổi tên là thành Bình-định, lưu Tính cùng Lễ-bộ Ngô-tùng-Chu ở lại trấn thủ.

Mùa đông năm ấy, Trần-quang-Diệu, Vũ-văn-Dũng lại đem hai đạo quân vào vây Bình-định, Tính nghe tin biết thế giặc đương mạnh, chửa có thể đánh được, bèn thu quân giữ thành. Đức Thế-tổ nghe tin báo, đại cử thủy, bộ chư quân ra cứu viện.

Tính kiên thành cố thủ, tùy phương chống chế, quân lịnh nghiêm minh, khích lệ tướng-sĩ đều liều chết mà đánh, nhớn nhỏ cả thảy hơn và mươi trận, không thua trận nào.


  1. Là nơi vua đi đóng quân ở đó.
  2. Là võ-tướng đời nhà Hán