Trong loài thực-vật không phải là không có lối động-mạch như quả tim. Xưa nay vẫn biết có thứ cây gọi là « cây điện-báo », ở đông-bộ đất Ấn-độ nhiều lắm. Lá cây ấy có cái tính cứ dương lên lại cụp xuống, có tiết-điệu lắm, như quả tim đập vậy. Các nhà bác-vật không thể giải được sự vận-động ấy, vì không có máy riêng mà thi-nghiệm được. Bose tiên-sinh đã có tài nghĩ được những máy cực khéo, bèn chế ra một cái « tự-thức-biểu » [1] tuyệt-diệu. Đem « cây điện-báo » ra, lấy một sợi tơ buộc vào cái « tự-thức biểu » ấy, thì phát minh được nhiều điều thực lạ. Xét cái thịt cây nó vận-động ấy chẳng khác gì cái thịt quả tim của các giống động-vật. Sự phát-minh ấy rất là quan-trọng, tưởng nên giải qua cái ý-nghĩa thế nào. Xưa nay các nhà bác-vật vẫn dậy rằng phàm sự vận-động trong da thịt người ta là bởi một cái nguyên-lực ở trong người, cái nguyên-lực ấy gọi là « sinh-lực ». Nhưng một cái lá cây nó đương rung-động, chỉ ảnh-hưởng ở ngoài mà bắt nó dừng lại rồi lại bắt nó rung lên được, như thế mà giải sự rung-động của nó là bởi một cái nguyên-lực ở trong, thì thực là vô-lý quá.
Tiên-sinh bèn xướng lên một cái lý-thuyết khác nói rằng phàm sự vận-động tự-nhiên của các giống sinh-vật là chỉ bởi cái sức ở ngoài mà thôi. Như một cái cây là nó phải chịu ảnh-hưởng nhiều sức mạnh ở ngoài, sức gió, sức mưa, sức nóng, sức lạnh. Những sức mạnh thiên-nhiên ấy kích-thích vào nó, thì cái hiệu-lực cũng chẳng khác gì như cái hiệu-lực của điện-khí, của vị thuốc hoặc của những chất hơi các nhà bác-vật dùng để thí-nghiệm. Những « tế-bào » tổ-chức ra cái cây đã đành rằng nó chứa-đựng được sức mạnh ấy, nhưng nó cũng phải tiếp-nhận sức mạnh ấy ở ngoài. Cái sức mạnh cũng như là nước vậy, hễ đầy quá thì chàn ra ; bởi thế mới sinh ra cài « mạch-động » (pulsation) mà xưa nay chưa ai giải được ra làm sao. Thế là từ nay trong sinh-vật học, không có cái tiếng « sinh-lực » nữa.
Sự sinh-trưởng của các giống sinh-vật cũng lại là một cái tượng-chứng của cái sức vận-động tự-nhiên ấy nữa. Xưa nay chưa từng bao giờ nghiên-cứu được tinh-tường, vì các giống sinh-vật nhớn lên chậm lắm, mắt không trông thấy được.
Tục ngữ nói : chậm như sên. Con sên nó đi còn mấy nghìn lần nhanh hơn là một cái cây mọc lên. Thế mà tiên-sinh cũng lại chế ra được một cái máy kỳ-sảo, gọi là « sinh-trưởng biểu » (crescographe) có thể đo sức nhớn của cái cây trong mấy giây đồng-hồ được.
Một cái cây mới bón phân hay là mới vung chất bổ chất mạnh gì vào, không đầy một khắc đồng-hồ nghiệm biết nó nhớn thêm lên được bao nhiêu.
Nghiệm được cây đương hấp-hối. — Khi nào cái sức sinh-trưởng hết thì cây bắt đầu thối-nát, rồi chết. Nhưng biết được lúc nào là lúc cái cây- ▲ Tự-thức-biểu là cái thứ máy nó có thể tự nó ghi được mọi sự biến động ở ngoài.