Trang:Nam ngan chich cam.pdf/4

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.
BÀI TỰA

Các nước ở trên mặt Địa-cầu này, nước nào có phong-tục nước ấy, thì nước nào cũng có thần-hồn nước ấy, ngôn-ngữ tức là thần-hồn trong một nước phát hiện ra ngoài, trông mặt mà bắt hình-dung, người làm sao chiêm-bao làm vậy, cho nên muốn biết thần-hồn trong một nước, thì phải xét phong-tục trong một nước, kẻ giở người hay, không trốn được cái gương chiếu ảnh; muốn biết phong-tục trong một nước, thì phải xét ngôn-ngữ trong một nước, điều hơn nhẽ thiệt, thực đúng như cái ống lưu-thanh.

Nước ta dựng nước đã lâu, khai hoá cũng sớm, mầm Hồng cội Lạc, hơn bốn nghìn năm, con Rồng cháu Tiên, ngoài mười lăm triệu, cũng là một nước văn-hiến xưa nay, nhẽ nào không có thần-hồn trong một nước, để làm gương soi cho đời sau hay sao? Này xem như phương-ngôn tục-ngữ nước ta, không biết truyền lại từ bao giờ, mà nhời-nhẽ vắn-tắt, ý-tứ thâm-trầm, nói ngọt như rót vào tai, nói thẳng như dao chém đất, nói sự thực thì đèn nhà ai rạng nhà ấy, nói thí dụ thì sấm bên đông động bên tây, phong-tục nhân tâm, dân-tình thế cố, nhớn thì hết trên giời dưới bể, nhỏ thì đến kẽ tóc chân răng, bóng-bẩy xa-xôi cũng hình như hương bay gió thoảng, dịu-dàng mềm-mại không kém gì đàn ngọt hát hay; nhời nói là đọi máu, khi xưa ai khéo đặt điều, nhời nói là gói vàng, đến nay hãi còn lót miệng; nói có sách mách có chứng, giọng thớ lợ đã trải mùi đời, hay thì khen hèn thì chê, gương phải trái như treo trước mắt, những nhời ông già bà cả để lại, không bỏ được câu nào, trăm năm bia đá thì mòn, nghìn năm bia miệng hãi còn trơ-trơ, chả phải là thần-hồn nước ta hay sao? ví với cách-ngôn của hiền-chiết đông, tây, tưởng cũng không kém gì cho lắm.

Chỉ hiềm vì nước ta xưa nay, chuyên học chữ Tầu, những cách-ngôn của hiền-chiết bên Tầu, miệng đọc dong-dóc, bụng