Trang:Ngoc le hon, Ngo Van Trien dich 1930.pdf/73

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.
— 71 —

lòng tôi ngày nay thế nào. Bạn bảo tôi là người duyệt-lịch trong làng tân-học; lới ấy là lầm. Mười năm lận-đận, mấy chữ ngâm-nga, tấm lòng danh-lợi của tôi đã nguội đi lâu lắm. Đến nay việc đời biến thiên, cõi học dựng lên những ngọn cờ mới-mẻ, tôi hồ dễ đã theo làn đuổi sóng cùng mấy lũ đầu xanh đua đuổi ở trong chốn rừng văn bể học được sao! Năm nay sang đây, chẳng qua là vì cớ đói rét, tìm chốn nương thân, đâu dám nói đến chữ nhiệt-tâm giáo-dục! Bạn thử coi tôi, và xin xem trong đám tân-học có ai lại như tôi này không? Đến như trong làng nữ-giới tôi lại càng không dám chơi chèo. Tôi không phải là hạng Đăng-đồ, thư trước đã từng nói rõ. Hoa hèn cỏ nội, vốn chẳng vương tình, một gặp nên mê, hẳn là nợ sẵn. Thế nhưng cành cây rợm lá, ngậm-ngùi Đỗ-Mục thương xuân; cửa động cài mây, ngơ-ngẩn Ngư-lang rứt lối. « Trả hạt châu tuôn lệ mấy dòng. gặp nhau sao chẳng lúc còn không? » Bạn đã bạc-mệnh rồi, mà tôi đây ai bảo là không bạc-mệnh! Không nói chi trong đám quần thoa ngày nay không còn có người nào như bạn, dù lại có nữa, tôi cũng quyết không lại chung-tình với một người nào. Duyên kia đã thế thì đành, cũng liều bỏ quá xuân-xanh một đời. Đã không biết sống là vui, tấm thân nào biết thiệt-thòi là thương. Cùng bạn gieo nhân ở kiếp này, ắt là sẽ được thu lấy quả lành ở kiếp khác. Can chi còn mua thêm lấy một trường xuân-mộng, để càng nặng thêm một lần ma-chướng ở cái kiếp sau này! Đến như việc nối dõi tôn-đường thì tôi cũng đã từng nghĩ đến, tôi tuy ít anh em nhưng may còn có được một anh, năm ngoái cưới vợ đã sắp có con. Miễn là dòng-dõi tổ-tông, không đến nỗi vì mình mà hương lạnh khói tàn, thì cái tội bất-hiếu cũng có thể giảm đi được một đôi chút. Người xưa có câu: « Một lời đã nói, bốn ngựa khôn theo ». Nếu nói lời mà lại ăn lời, thì cũng chịu tội như những phường bạc hãnh. Thôi đi bạn ơi, xin đừng nói nữa. Tôi xin hỏi bạn: Bạn sở-dĩ yêu tôi là thương cái tài của tôi chăng? hay cảm cái tình của tôi chăng? Thương vì tài với cảm vì tình thì đàng nào trọng hơn? Đàng nào khinh hơn? Nặng về tình mà vẫn giữ điều lễ-nghĩa, lòng tôi đã yên như thế rồi, bạn hà-tất còn phải vì tôi áy-náy! May ra một lời thề nặng. động đến lòng trời, nghìn kiếp chết oan, hãy còn nấm đất;