Trang:Ngoc le hon, Ngo Van Trien dich 1930.pdf/81

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.
— 79 —

người ta bảo bệnh nặng, nhưng nàng thì cho rằng bệnh nặng chưa khổ bằng tình nặng. Ngạn-ngữ có câu: « Bệnh tâm chữa thuốc tâm ». Bữa nọ chàng chẳng đã từng ốm đấy ư? Nàng đem hai chậu hoa thơm, một phong chữ gấm, chữa cho chàng mà bệnh chàng khỏi hết như không. Nay nàng ốm, hồ dễ thuốc nào mà chữa nổi được đâu, chàng nếu còn nhớ ơn nàng, thì nên vì nàng mà tìm phương cứu chữa. Kỳ-thực bệnh nàng tăng giảm, chỉ trông vào lòng chàng có chuyển đổi hay không thôi đó. Chàng nếu muốn cho nàng khỏi ốm thì không có khó-khăn gì cả, chỉ cần viết một bức thư, cho chuyện trước là lời nói bỡn, quyết từ sau rứt mối tơ-mành, đập vỡ trời tình, lấp bằng bể hận, như vậy thì bệnh nàng làm gì mà lại chẳng khỏi ngay! Thế nhưng nếu chàng quả đem cách ấy chữa cho nàng, thì e nàng vừa khỏi ngày nay mà chàng đã lại ốm ngày mai, ốm có thể đến chết. Chàng mà đến chết thì nàng lại sẽ ra thế nào? Rút lại thời đời này kiếp ấy, hai người không thể nào quyết tuyệt được nhau. Xét lý luận tình, hai người đều có cơ ốm cả mà cũng đều có cơ chết cả. Chết còn chẳng tiếc đời, ốm có gì đáng nghĩ, ma tình hại người đến nỗi như thế, thật đã là thảm-khốc lắm thay!

Tường khuất trăng soi, rèm ngăn gió lọt. Cùng ai than-thở, ngoài song con yểng im hơi; chiếc bóng trơ-vơ, trên gối đôi uyên gợi cảm. Trong cái phòng bệnh, lạnh-lùng hiu-quạnh, nửa ngày không ai thăm hỏi, lâu lắm mới nghe thấy có tiếng cùng người ốm trò-chuyện thì là Bằng-lang đã vào. Trẻ con thơ dại, song cũng biết yêu mến người thân. Thấy mẹ ốm nằm một nơi, cũng buồn-rầu mà không đùa nghịch như ngày thường nữa. Bấy giờ đương ngồi tựa bên giường, lấy tay sờ vào ngực mẹ mà gọi rằng: « Mợ ơi! Mợ yếu đấy ư? Mợ có muốn uống thuốc không, để con nói với ông sai người mời thầy thuốc đến? » Nàng sẽ nói rằng: « Con đừng vẽ sự. Con có biết lòng mẹ cay đắng không? Trong lòng đã cay đắng lại uống thuốc cay đắng vào thì còn sống làm sao được! » Bằng-lang nghe nói khóc òa lên rằng: « Mợ cay đắng thế nào? Để con chịu thay cho mợ ». Nàng cầm tay Bằng-lang rồi cười mà rằng: « Bằng con! Con còn dại chưa biết. Việc ấy có chịu thay sao được! Con đừng lo, mợ không yếu đau gì đâu ». Bằng-lang mới thôi khóc mà hớn-hở mừng, rồi lấy một phong thư ở trong túi ra đặt lên trên gối mà rằng: « Sáng