Trang:Ngoc le hon, Ngo Van Trien dich 1930.pdf/86

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.
— 84 —

Lửa lựu phun hồng, tiền sen nở biếc. Cảnh ấy là bao giờ thế nhỉ? Chẳng phải là đã đến độ nghỉ hè của các trường học đấy ư? Mộng-Hà xa nhà mấy tháng, thắc-mắc lòng quê, đương mong độ nghỉ đến nơi, để được ra khỏi thành sầu, trở về đất cũ, trước là mẹ già được yên ủy tấm lòng mong mỏi, sau là cùng Kiếm-huynh bấy nay xa cách, cầm tay hỏi chuyện, được cùng nhau vui cuộc đoàn-viên. Nay kỳ nghỉ đã đến nơi, mà bệnh nàng không bớt chút nào, dẫu nóng muốn về cũng đành phải trùng-trình mấy bữa. Chàng không thể dời nàng ra được, dễ hồ lại dời nàng đương cơn ốm yếu mà về được hay sao! Song bệnh của nàng có phải trong đôi ba bữa mà khỏi được đâu, nàng còn chưa khỏi một ngày thì chàng cũng còn phải dùng-dắng lưu lại một ngày. Trong mấy ngày đó, tấm tình thương nàng và tấm tình nhớ mẹ nhớ anh cứ đánh nhau lục-đục ở trong lòng, một tầng sầu hóa mấy tầng sầu, người ta nào phải sắt đá đâu, chịu đựng làm sao cho nổi! Than ôi Mộng-Hà! cũng đến ốm mất!

Túm lẫn không buông, đôi bên cùng hại. Nguy thay cho Lê-nương mà thực cũng nguy thay cho Mộng-Hà! Thế mà ai có hay đâu, bệnh nàng ngày nay với bệnh chàng hôm xưa, ốm giống nhau mà khỏi cũng giống nhau. Chỉ trong vài ngày mà nàng được khỏi ốm, chàng được về quê, cái hiểm-tượng đáng lo đáng sợ thế nào mà chỉ một chốc đã khói rãn mây tan không còn dấu vết. « Trời kia mưa gió không thường, người ta họa phúc khôn lường sớm hôm ». Câu nói của cổ-nhân thật là đúng lắm.

Nguyên vì bấy giờ gặp dịp các trường nghỉ hè, trong phòng bệnh Lê-nương, ngoài Bằng-lang và con Thu ra lại thêm được một người hầu bệnh. Nàng được người ấy, nhân nghĩ ngay được một cách đối phó với chàng, nỗi lòng đã yên, bệnh-ma phải lánh. Người hầu bệnh ấy là ai? chính là cứu-tinh của Lê-nương, mà là một kẻ thù địch của Mộng-Hà đó.

Tôi viết đến đây xin tạm gác bút mà có một lời báo trước với độc-giả rằng: « Các ngài đọc truyện từ trước đến đây, mới biết Mộng-Hà với Lê-nương là chủ-nhân của « Ngọc-Lê Hồn » mà không biết ngoài ra lại còn một người chủ mà khách, khách mà