Trang:Ngoc le hon, Ngo Van Trien dich 1930.pdf/87

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.
— 85 —

chủ nửa. Trước khi người ấy chưa xuất hiện thì « Ngọc-Lê Hồn » là một cuốn tình-thư, sau khi người ấy xuất hiện rồi thì « Ngọc-Lê Hồn » là một thiên hận-sử, tình-tiết có lạ, kết-quả không hay. Người ấy là ai: là cô con gái út họ Thôi tên là Quân-Thiến.

Độc-giả có còn nhớ chương thứ nhất trong « Ngọc-Lê Hồn » nói về chuyện chôn hoa không? Hoa của Mộng-Hà chôn là những bông hoa lê đã rụng, nhưng trong sân chẳng còn gốc tân-di đương nở nữa ư? Hoa lê là ảnh-tượng của Lê-nương, còn cây tân-di đang khoe hồng đua thắm, mơn-mởn tốt-tươi kia lại là cảnh-tượng của người nào? Độc-giả hẳn vẫn canh-cánh bên lòng về chỗ ấy. Đẹp thay hoa tân-di! Vị mỹ-nhân kia thực đã giống hoa như hệt. Song người ấy xuất-hiện mà cai tình của Mộng-Hà và Lê-nương lại càng chìm-đắm vào một cảnh khổ! Vì thế kẻ cầm bút này còn những dùng-dằng mà chưa nỡ chép ra.

Kẻ chép truyện lại còn một điều nghi-hoặc, xin vì người đọc mà giải quyết cho xong. Mộng-Hà ở trọ nhà họ Thôi đã gần ba tháng có từng biết trong bọn con cháu Thôi-ông, ngoài Lê-Ảnh Bằng-lang ra lại còn có Quân-Thiến nữa không? Các ngài thử giở trên chương thứ hai xem bài thơ vịnh hoa tân-di của Mộng-Hà, cuối bài chả có hai câu: « Đề thơ không phải tay tài-tử, riêng đối cùng hoa những thẹn-thùng » đấy ư? Bài thơ ấy không phải là mượn hoa vịnh phiếm, ngoài ra không có ý-tứ gì. Thế nhưng Quân-Thiến đi du-học ở trường nữ-học Nga-hồ, mỗi tháng có một bận về thăm nhà, chẳng qua chàng trộm liếc dong-quang, chỉ được có một lần khi chàng mới đến. Nay xin trước hết thuật qua cái lịch-sử của Quân-Thiến. Thôi-ông sinh được trai gái hai người, người con lớn là cha Bằng-lang, mà con thứ tức là Quân-Thiến. Quân-Thiến lên 10 tuổi thì mất mẹ, chiếc thân côi-cút, coi Lê-nương như chị ruột, Lê-nương cũng coi như đứa em chung giọt máu đào. Năm ấy Lê-nương 18 tuổi, con nhà gia-thế, nghề bút nghiên vốn có tập-tành. Nàng thì thông-minh vốn sẵn tư trời, nhân thế lại thờ Lê-nương làm thầy dạy học. Trong chốn khuê phòng quần-áo mặc chung, sách đèn có bạn, cái tình cùng nhau thân-mật, tưởng chị em ruột thịt chưa dễ ai bằng. Vậy mà chưa được bao lâu, Lê-nương đã phượng rẽ loan chia, ôm hờn trọn kiếp. Nàng cũng chỉ có một anh cả, lìa tan bỗng