Trang:Nho giáo 4 Trần Trọng Kim.pdf/102

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

100
NHO-GIÁO


được hết cả mọi sự. Hiểu được như thế thì quên cả trong ngoài, mà tâm với sự hợp làm một vậy.

Lương-tri là cái linh-căn của trời phú cho tự nó sinh sinh bất-tức, chỉ vì người ta gây thành cái tư lụy, đem cái gốc thiêng-liêng ấy phá hại và che lấp đi, cho nên nó mới không phát sinh ra được. Không biết rằng một điểm lương-tri ấy là cái chuẩn-tắc có sẵn ở ta, cái ý niệm của ta ở chỗ nào mà phải thì nó biết là phải, trái thì nó biết là trái, dẫu muốn lừa dối nó chút nào cũng không được. Ta đừng lừa dối nó, cứ thực-thà theo nó, thì cái thiện còn lại, cái ác phải mất đi. Như thế thì ổn-thỏa và vui sướng là đường nào! Đó là cái bí-quyết của sự cách-vật, cái thực-công của sự trí-tri vậy.

Lương-tri huyền-bí linh-diệu như thế. cho nên Dương-minh lấy ba chữ trí lương-tri mà dạy người ta, nghĩa là dạy người ta phải học cho đến cái lương-tri. Học-giả có người cho là cái tâm-thể của người ta tuy là sáng suốt, nhưng còn có cái khí nó câu thúc, cái vật nó tế tắc, thành ra thường hay bị mờ tối. Giả sử không có học, vấn, tư, biện, cho cùng cái lý của thiên-hạ, thì sao biết rõ thiện ác và thực dả. Nếu cứ nhiệm-tình tứ-ý thì há chẳng hại lắm hay sao? — Ông nói rằng: « Cái lý của vạn sự vạn vật không ngoài được cái tâm của ta. Thế mà nói rằng phải cùng cái lý của