Trang:Nho giáo 4 Trần Trọng Kim.pdf/113

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

111
NHO-GIÁO


chán động. Bởi không theo cái lương-tri mà dụng công, lại dụng công ở chỗ động tĩnh, và nhất là lại chỉ dụng công ở chỗ động mà thôi, cho nên đối với cái học của Dương-minh thành ra lệch về một bên vậy.

Giáo-điển của Dương-minh.— Dương-minh dạy các môn-đệ thường lấy chương đầu sách Đại-học và sách Trung-dung mà chỉ rõ cái toàn công của thánh-học, khiến học-giả biết đường lối mà vào. Ông cho là sự biết của tâm không ngoài được cái trung của « dân di vật tắc 民 彞 物 則 », mà cái công của sự trí-tri không ngoài được việc tu, tề, trị, bình, nên chi ông lấy những điều ấy làm chỗ thực-địa dụng công. Sau môn-nhân chép những lời ông dạy làm thành một thiên gọi là Đại học-vấn 大 學 問, nghĩa là câu hỏi về sách Đại-học. Thiên ấy nói rút cái đại-ý của Nho-học, cho nên ta phiên dịch ra sau này:

— « Các tiên-nho cắt nghĩa Đại-học là cái học của bậc đại-nhân, dám hỏi cái học của bậc đại-nhân sao lại cốt ở minh minh đức? »

— « Dương-minh-tử nói rằng: « Bậc đại-nhân là bậc người lấy trời đất muôn vật làm nhất-thể, coi thiên-hạ như một nhà, coi cả nước như một người vậy. Nếu cho hình-hài là gián cách mà chia ra nhĩ ngã, thế là tiểu-nhân vậy. Bậc đại-nhân có thể cho trời đất