Bước tới nội dung

Trang:Nho giáo 4 Trần Trọng Kim.pdf/119

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Có vấn đề khi hiệu đính trang này.

117
NHO-GIÁO



mà nói rằng minh-đức là bản, thân-dân là mạt, cái thuyết ấy cũng chưa phải là không phải; chỉ không nên chia bản mạt ra làm hai vật vậy. Gốc cây gọi là bản, ngọn cây gọi là mạt, vốn là một vật cho nên gọi là bản mạt; nếu cho là hai vật thì gọi thế nào là bản mạt được. Cái ý tân-dân đã cùng với thân-dân không giống nhau, thì cái công ninh-đức lại cùng với tân-dân làm hai, chứ không phải làm một nữa; nếu đã biết sáng cái minh-đức là để thân-dân, mà thân-dân là để sáng cái minh-đức, thì minh-đức và thân-dân sao lại chia làm hai? Cái thuyết của tiên-nho, vì không biết minh-đức, thân-dân, vốn làm một việc, cho nên dầu biết bản mạt vốn là một vật mà vẫn phải chia làm hai vật. »

— « Từ câu « cổ chi dục minh minh-đức ư thiên-hạ giả » cho đến câu « tiên tu kỳ thân », lấy cái thuyết minh-đức, thân-dân của thầy mà cắt, có thể hiểu được. Còn từ câu « dục tu kỳ thân » cho đến câu « trí-tri tại cách vật », thì cái công-phu thứ đệ nên học thế nào? »

— « Đó chính là nói rõ cái công minh-đức, thân-dân, chỉ ư chí-thiện vậy. Thân, tâm, ý, tri, vật, đó là cái điều lý để dùng công-phu, tuy mỗi cái có một chỗ riêng, nhưng kỳ thực chỉ là một vật. Cách, trí, thành, chính, tu, đó là cái công-phu để dùng điều-lý, tuy mỗi cái có một tên riêng, nhưng kỳ thực vẫn là