Trang:Nho giáo 4 Trần Trọng Kim.pdf/148

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

146
NHO-GIÁO


tĩnh mà tìm lấy cái diện-mục bản-lai, để làm cái căn-cơ an thân lập mạnh, đó là cái phép quyền tạm vậy. Đến như cái tôn-chỉ trí-tri thì không kể ngữ, mặc, động, tĩnh, cứ theo nhân tình sự biến, luyện-tập cho thấu đến cùng, để quay về đến cái gốc, ví như loài chân-kim vì đồng, chì, lẫn lộn, không có lửa nóng nấu đúc, thì không thành ra tinh-thuần được. Cái học của Dương-minh tiên-sinh có ba phép dạy về nhập ngộ: Bởi tri-giác mà được, gọi là giải-ngộ 解 悟, song chưa ly thoát ra ngoài ngôn thuyên; bởi tĩnh mà được, gọi là chứng ngộ 證 悟, song còn phải đợi ở cảnh-giới; bởi nhân-sự luyện-tập mà được, quên cả ngôn-ngữ, quên cả cảnh-giới, gặp chỗ nào cũng phùng nguyên, càng lay-động lại càng im-lặng, thế mới là triệt-ngộ 徹 悟. » (Ngữ-lục).

Cái học của Long-khê lên đến chỗ cùng-cực, tất là phải phảng-phất giống Lão-học và Phật-học. Các nho-giả khác thường bó buộc ở chỗ thấp, cho nên mới có nhiều điều nghị-luận. Bạn ông là Đường Kinh-xuyên, thuộc chi-phái Nam-trung nói rằng: « Ông tự tín hậu quá, không phòng đến cái hình tích, bao bọc rộng-rãi, không chọn cái sạch bẩn, cho nên lời nghị-luận của đời không hẳn mặt nào. » Hoàng Lê-châu nói rằng: « Lương-tri đã là sự lưu-hành của tri-giác, thì nó không