vẫn không đổi được cái đại thường của tạo-hóa. Thận là thận cái đó mà thôi. Cái thuyết ấy không giống cái thuyết của tiên nho. Tiên nho nói: « Vị phát vi tính, dĩ phát vi tình 未 發 爲 性,已 發 爲 情 »; Mạnh-tử nói: Trắc-ẩn, tu-ố, từ-nhượng, thị-phi, là nhân cái tính sở phát mà thấy cái tính sở tồn, nhân cái thiện của tình mà thấy cái thiện của tính. Trấp-sơn thì trỏ cái tình mà nói cái tính, chứ không nhân cái tình mà thấy cái tính vậy. Ấy là lấy tâm mà nói tính, chứ không lìa bỏ tâm mà nói thiện. Cái hình-nhi-thượng gọi là đạo, cái hình-nhi-hạ gọi là khí-cụ. Khí-cụ có, thì đạo ấy có; rời cái khí-cụ ra, mà đạo không thể thấy được, ắt là phải tìm đạo ở trước lúc trắc-ẩn, tu-ố, từ-nhượng, thị-phi, như thế thì chẳng bao nhiêu mà tâm hạnh dứt lối, ngôn ngữ hết đường. Bảo rằng trước trời đất đã có vật, thì làm gì mà chẳng thuộc về cái học của Lão và Phật. » Lê-châu lại nói tóm cái học của Trấp-sơn rằng: « Trong trời đất đều là khí cả, ở tâm người ta chỉ có một cái khí lưu-hành, thành thông thành phục 誠 通 誠 復, tự-nhiên phân ra làm hỉ, nộ, ai, lạc. Cái danh: nhân, nghĩa, lễ, trí, bởi đó mà khởi ra, không đợi an-bài phẩm-tiết, tự nó có thể không quá được cái qui-tắc, tức là trung-hòa vậy. Ấy là sinh ra mà có cái đó, người nào cũng thế cả, cho nên gọi là tính thiện,
Trang:Nho giáo 4 Trần Trọng Kim.pdf/163
Giao diện