Bước tới nội dung

Trang:Nho giáo 4 Trần Trọng Kim.pdf/174

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

172
NHO-GIÁO


Đối với cái học Dương-minh, thì phần nhiều người nhận cái trung chưa phát làm cái hòa đã phát, và bảo cái công-phu chỉ ở chỗ tới cái hòa. Ông bảo: «Phải theo hỉ nộ ai lạc mà xem, thì mới có cái chưa phát, và mới có chỗ mà dùng công-phu. Xưa người ta đều lấy nhân nghĩa lễ trí làm tính, lấy trắc-ẩn, tu-ố, từ-nhượng, thị-phi làm tình. Lý Kiến-La, thuộc phái Chỉ-tu, muốn theo cái đã phát mà suy ra cái chưa phát, không nên cố-chấp cái tâm trắc-ẩn, tu-ố, từ-nhượng, thị-phi, mà mờ mất cái tính. Không biết rằng có trắc-ẩn mới có cái tên gọi là nhân, có tu-ố mới có cái tên gọi là nghĩa, có từ-nhượng mới có cái tên gọi là lễ, có thị-phi mới có cái tên gọi là trí. Nếu bỏ trắc-ẩn, tu-ố, từ-nhượng, thị-phi, thì tâm và hành không có đường mà đi, và không biết tìm cái tính ở chỗ nào. » Lưu Trấp-sơn nói rằng: Gần đây xem sách của Tôn Kỳ-húc mới biết là nghiêm-mật lắm. Trong sách ấy có nói rằng: từ trẻ đến già, không có một sự gì là không hợp nghĩa, thì mới nuôi được cái khí hạo-nhiên. Nếu có điều không thỏa thích, thì cái khí hạo-nhiên hao mòn đi vậy. Bởi thế cho nên cái học của phái Đông-lâm có Cố Kinh-dương đem đến cái nguồn, Cao Cảnh-dật vào tới chỗ tinh tế, đến Tôn Kỳ-húc thì mới họp được cả cái đã thành vậy. »