với bọn nho-học, ông dùng cái phương-pháp rất khôn khéo, lấy cái học của Nho-giáo mà khiến người Tàu theo Gia-tô-giáo, dùng một nghĩa trong những nghĩa của chữ « thiên » và chữ « đế » cho đúng cái thuyết của Gia-tô-giáo, rồi lấy cái nghĩa sách của Nho-giáo mà điều-hòa với tập-tục của nhân dân, và để cho những người theo đạo-mới được thờ cúng tổ tiên như thường. Bởi vậy trong bọn sĩ-phu có nhiều người tin theo.
Năm Vạn-lịch thứ 38 (1610) giáo-sĩ Lợi-Mã-Đậu mất, những giáo-sĩ ở Bắc-kinh là: Hùng-Tam-Bạt 熊 三 拔 (Sabbatins de Ursis), Đặng-Ngọc-Hàm 鄧 玉 亟 (Jean Terreng), La-Nhã-Cốc 羅 雅 谷 (Jacques Rho), Long-Hoa-Dân 龍 華 民 (Nicolas Longobardi), Mục-Ni-Các 穆 尼 各 (Smogolenski), Thang-Nhược-Vọng 湯 若 望 (AdamSchall), đều là người trong hội Gia-tô-giáo (Société des Jé-suites), giỏi thiên-văn, lịch-pháp và toán-pháp và lại am hiểu nho-học. Vua nhà Minh dùng những giáo-sĩ ấy coi việc Khâm-thiên-giám để sửa lại phép làm lịch.
Những giáo-sĩ ấy lại cùng với bọn người Tàu là Lý Chi-Tháo và Từ Quang-Khải làm ra nhiều sách khoa-học bằng chữ nho, đại khái như sách: Kinh-thiên cai 經 天 該; — Giản-bình nghi thuyết 簡 平 儀 說; — Kỷ-hà